Chuyên gia nổi tiếng nói: "Nếu một người học chuyên ngành này, cả nhà đều được hưởng lợi, địa vị xã hội quá cao"

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ mới 19:00 24/07/2024
Chia sẻ

Bạn có đồng tình với quan điểm của chuyên gia này?

Khi kỳ thi tốt nghiệp đang đến gần, không ít gia đình đang đối mặt với một quyết định quan trọng - con cái nên chọn ngành học gì? Làm cha mẹ, chúng ta luôn mong muốn chọn cho con cái một ngành học không chỉ phù hợp với sở thích của họ mà còn mang lại tương lai tươi đẹp.

Trương Tuyết Phong là một chuyên gia giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc. Ông thường có những nhiều bài viết về tư vấn chọn ngành học thu hút sự chú ý. Mới đây, chuyên gia này đề cập đến một ngành học được ông gọi là "Một người học, cả nhà đều được hưởng lợi!" và có "Vị trí xã hội quá cao!". Đó là ngành Y.

Chuyên gia nổi tiếng nói: "Nếu một người học chuyên ngành này, cả nhà đều được hưởng lợi, địa vị xã hội quá cao"- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngành Y khoa: Cân bằng giữa vị trí xã hội và đảm bảo kinh tế

Trong số nhiều ngành học, ngành Y khoa luôn được quan tâm đặc biệt. Nghề bác sĩ với vị trí xã hội cao, được tôn trọng, trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều cha mẹ và học sinh.

Trên thế giới, lương của nhân viên y tế luôn thuộc hàng top trong xã hội. Theo nhiều thống kê, top 10 ngành nghề có lương cao nhất trên thế giới thì 9/10 là bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau, chỉ còn một nghề duy nhất so được với thu nhập của bác sĩ là CEO - giám đốc điều hành công ty.

Còn theo xếp hạng các ngành nghề lương cao nhất năm 2022 được U.S News & World Report đưa ra, dựa trên dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ, 10 ngành nghề lương cao nhất đều liên quan đến y học, chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, liệu ngành Y có phù hợp với mọi đứa trẻ?

Ông Trương Tuyết Phong đã đưa ra lời khuyên: "Đừng bao giờ đặt lựa chọn thay cho con cái". Ông nhấn mạnh, việc chọn ngành học nên dựa trên học sinh, chứ không phải dựa trên kỳ vọng của cha mẹ hoặc định kiến xã hội.

Đồng thời, chúng ta cũng cần nhận thức rằng, lựa chọn ngành học không chỉ đơn thuần vì mục đích có được một công việc có vị trí cao hoặc thu nhập cao. Quan trọng hơn là, chúng ta cần quan tâm đến sở thích và tiềm năng của con cái, giúp trẻ tìm ra hướng đi nghề nghiệp thật sự phù hợp với bản thân. Chỉ khi đó, con mới có thể đạt được thành công và cảm thấy hài lòng trong sự nghiệp trong tương lai.

Nói về ngành học này, một Tiến sĩ cũng cho rằng: Không có ngành học nào không vất vả mà trở thành người giỏi được. Nhưng ngành Y có những đỏi hỏi khắt khe hơn vì liên quan tới sức khỏe con người. Thời gian học tập để trở thành một bác sĩ dài hơn so với nhiều ngành học khác và còn phải tiếp tục tự học, học nâng cao trình độ trong quá trình làm nghề.

Nói một cách ngắn gọn, để trở thành bác sĩ cần có "3T", gồm "Trí, Tâm và Tay". Trong đó trí tuệ xếp thứ nhất. Người theo nghề này cũng rất cần nhiều tâm huyết, trách nhiệm, lòng trắc ẩn. Và cuối cùng cần có những kỹ năng để khám, chữa bệnh thể hiện qua bàn tay.

Khi lựa chọn ngành Y, các em cần hình dung được những khó khăn sẽ phải vượt qua trong khi học tập và khi ra nghề. Nếu không có sự đam mê, yêu thích công việc chăm sóc, chữa trị bệnh cho mọi người thì không thể đủ bản lĩnh, ý chí vượt lên môi trường khó khăn để thành công. Cân nhắc chi phí học tập gồm học phí, phí sinh hoạt,… của ngành học, trường học vừa sức với điều kiện chi trả của gia đình. Thí sinh cần nắm rõ các khoản chi tại cơ sở giáo dục mình sẽ theo học, có tính toán hợp lý để yên tâm trong quá trình học tập sau này.

Làm thế nào để giúp con cái đưa ra quyết định chính xác về ngành học?

Khi con cái đối mặt với việc chọn ngành học, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp cụ thể để giúp con đưa ra quyết định chính xác.

Trước tiên, chúng ta có thể khuyến khích con cái tìm hiểu thêm về các thông tin và đặc điểm của các ngành học khác nhau. Bằng cách tham gia các buổi giảng về ngành học, tư vấn từ chuyên gia ngành học và những phương tiện khác, con có thể hiểu rõ hơn về các chương trình học, triển vọng việc làm, và các thông tin khác. Điều này giúp cho con có thể đưa ra quyết định đúng về sở thích và hướng đi của mình.

Thứ hai, chúng ta có thể thực hiện sự giao tiếp sâu sắc và trao đổi với con cái. Hiểu được suy nghĩ và những lo lắng của con, giúp con phân tích các lợi ích và rủi ro của từng ngành học.

Đồng thời, chúng ta cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm của chính mình, nhưng phải luôn tôn trọng sự lựa chọn của con cái, trao cho con quyền tự quyết.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày