Chuyên gia tài chính chỉ đích danh sai lầm khiến ai trong phim Mai cũng khổ, điều Mai chuẩn bị tốt nhất là... có 2 cây vàng phòng thân

Vân Anh, Theo Phụ nữ mới 00:01 23/02/2024
Chia sẻ

Bộ phim Mai chứa đựng nhiều thông điệp đáng ngẫm về cách mỗi người quản lý tài chính cá nhân.

Mai đang trở thành “hiện tượng” phòng vé Việt sau khi cán mốc doanh thu 400 tỷ đồng sau 11 ngày công chiếu. Trên mạng xã hội, nhiều tình tiết của Mai được người xem “bóc tách” và nhận về thảo luận cao, vì chứa đựng những lớp lang đáng ngẫm về cuộc sống.

"Mỗi người có thể cảm nhận Mai theo một cách khác nhau. Tuy nhiên, theo góc nhìn của mình thì có rất nhiều bài học về tài chính cá nhân trong đó" - là lời bình luận của anh Nguyễn Minh Tuấn (Nhà sáng lập nền tảng đầu tư và quản lý tài chính TOPI) - một chuyên gia về tài chính cá nhân sau khi xem phim Mai.

Chuyên gia tài chính chỉ đích danh sai lầm khiến ai trong phim Mai cũng khổ, điều Mai chuẩn bị tốt nhất là... có 2 cây vàng phòng thân - Ảnh 1.

Anh Minh Tuấn

Dưới đây là những góc nhìn của anh Minh Tuấn về những sai lầm mà các nhân vật trong phim Mai từng mắc phải, thông qua đó khán giả có thể rút kinh nghiệm từ câu chuyện của họ.

1. Không có phương pháp quản lý tài chính cá nhân. Luôn đặt cược với các sản phẩm "được ăn cả, ngã về không" và sử dụng tràn lan vốn vay

Đó chính là bố Mai, người luẩn quẩn trong vòng xoáy của tiền. Ông ước mơ làm giàu thông qua cá độ bóng đá với quy mô mỗi lần thua lại gấp thêm nhiều lần, từ thua lỗ 60 triệu đồng rồi lên 500 triệu đồng.

Chuyên gia tài chính chỉ đích danh sai lầm khiến ai trong phim Mai cũng khổ, điều Mai chuẩn bị tốt nhất là... có 2 cây vàng phòng thân - Ảnh 2.

Bố Mai là người đam mê cá độ đến mù quáng, dẫn đến bị đòi nợ 500 triệu đồng

Bố Mai chạy theo tiền và luôn bao biện đó là lý do để giúp gia đình. Nhưng đơn thuần là ông không tạo ra giá trị và chỉ đặt cược vào phong độ của các đội bóng. Khi đầu tư, bố Mai “investing” thì không, chỉ thích “trading” với “phái sinh” theo tỷ số thì “mệt rồi”. Đó là chưa kể là bố Mai không có tiền để đầu tư mà toàn dùng vốn vay từ người khác, nên hay bị xã hội đen “call margin”.

Cuối cùng, cái chết của ông trong phim Mai cũng được hình tượng hoá khi chạy theo toàn bộ tiền bị vứt qua ban công. Ngoài ra, vì nghèo và không biết cách xây dựng tài chính, nên ông sẵn sàng bán con gái để lấy tiền, không chỉ một mà hai lần.

2. Không hiểu về khía cạnh giá trị của tiền. Muốn tìm độc lập trong cuộc sống nhưng phụ thuộc về tài chính

Đó là Sâu, chàng công tử lãng tử con nhà giàu, sống trong nhung lụa và không biết giá trị của lao động nên chưa thể hiểu ý nghĩa của tiền. Tiền với Sâu là thẻ ngân hàng của mẹ. Anh đi làm cũng chỉ cho vui trong chính nhà hàng của mẹ.

Sau đó, chỉ khi tự tay phải kiếm tiền, Sâu mới thấy sự khốc liệt của việc bươn chải nơi cuộc sống. Một con sâu mãi mãi không thể trở thành một con bươm bướm. Một con người không độc lập về tài chính nên toàn bộ cuộc đời, tình yêu vẫn bị phụ thuộc vào người khác.

Chuyên gia tài chính chỉ đích danh sai lầm khiến ai trong phim Mai cũng khổ, điều Mai chuẩn bị tốt nhất là... có 2 cây vàng phòng thân - Ảnh 3.

Sâu từng là một chàng "công tử bột". Toàn bộ số tiền anh có chủ yếu đến từ thẻ ngân hàng của mẹ

3. Không hiểu về khía cạnh công cụ trao đổi của tiền. Coi tiền là mục tiêu của cuộc sống và xử lý mọi vấn đề bằng tiền

Đó chính là bà Đào - mẹ của Sâu, người phụ nữ đơn thân đã bị tổn thương tình cảm nên tiền là liều thuốc vạn năng cho mọi vấn đề. Điên cuồng kiếm tiền để mất đi tuổi trẻ nên bà điều khiển mọi việc thông qua tiền. Hệ quả là bà yêu thì cho quà, ghét thì đòi lại và luôn sẵn sàng trả giá cho mọi thứ, kể cả tình yêu của con trai mình.

Chuyên gia tài chính chỉ đích danh sai lầm khiến ai trong phim Mai cũng khổ, điều Mai chuẩn bị tốt nhất là... có 2 cây vàng phòng thân - Ảnh 4.

Bà Đào là mẫu người điển hình cho rằng có tiền là giải quyết được hết mọi vấn đề

4. Không có kế hoạch và lộ trình riêng cho cá nhân

Và cuối cùng chính là Mai. Cô là nạn nhân cho chính lòng tốt của mình.

Nếu cô hiểu mỗi người phải có một kế hoạch tài chính cá nhân riêng thì có lẽ cuộc sống của cô không luôn thành một vòng tròn lặp đi lặp lại đầy đau khổ vì liên tục trả nợ cho người khác như vậy. Có thể một góc độ nào đó, sòng phẳng về tài chính còn khá xa lạ với người Việt. Nhưng mọi vấn đề sẽ xảy ra nếu như mỗi người luôn phải mang gánh nặng về tài chính cho người khác. Một góc nhìn khác, điều tôi thấy đúng nhất của Mai là trong quỹ dự phòng có thấy 2 cây vàng.

Chuyên gia tài chính chỉ đích danh sai lầm khiến ai trong phim Mai cũng khổ, điều Mai chuẩn bị tốt nhất là... có 2 cây vàng phòng thân - Ảnh 5.

Cuộc đời của Mai liên tục tràn ngập trong bi kịch phải gánh nặng thay cha, thậm chí sẵn sàng "bán thân"

Cuối cùng, anh Minh Tuấn khẳng định những chia sẻ trên của anh không cổ vũ mọi người đi xem phim Mai. Mà thông qua đó, anh muốn gửi tới quan điểm là giờ đây việc hiểu về tài chính cá nhân ngày càng quan trọng và tác động lớn đến hạnh phúc của mỗi người.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày