Núi lửa Agung hay Gunung Agung là ngọn núi cao nhất ở Bali, Indonesia có ảnh hưởng rất lớn tới việc chi phối khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến khí hậu, đặc biệt là các mô hình lượng mưa.
Trái Đất sẽ lạnh đi một chút nếu núi lửa ở Bali thức giấc
Hiện núi lửa này đang có dấu hiệu chuẩn bị "thức giấc" sau 54 năm ngủ vùi (lần hoạt động gần đây nhất là năm 1963 khiến hơn 1.100 người thiệt mạng và hàng chục ngàn người phải sơ tán).
Núi lửa ở Bali hiện đang tạo nên cột khí cao 4 km. Ảnh Abc.net
Các chuyên gia cảnh báo khi núi lửa này hoạt động, không chỉ khí hậu ở các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng mà trên quy mô toàn cầu, Trái Đất sẽ lạnh đi một chút do sự phun trào quá mạnh mẽ của núi lửa này.
Năm 1963, khi núi lửa này hoạt động, Trái Đất cũng từng bị lạnh đi 0,1 đến 0,4 độ C.
Giáo sư địa chất học Arculus của Đại học Quốc gia Úc cảnh báo rằng chỉ cần một sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu nhỏ thôi cũng đã có tác động rất lớn tới biến đổi khí hậu rồi. Ông cho biết tác động sau khi phun trào gây ra sự lạnh đi của Trái Đất năm 1963:
"Sau khi phun trào, nó gây ra tác động mạnh ở phía Bắc châu Âu và Đông Bắc Mỹ với cái tên "Một năm không có mùa hè" (The Year Without Summer)".
Xem video:
Tại sao Trái Đất lại lạnh đi?
Chuyên gia nghiên cứu thảm họa thiên nhiên Simon Day, đến từ Đại học London, Anh lý giải sự thoát ra lượng lớn tro bụi, khí độc như SO2, CO2 vào khí quyển sẽ bao phủ bầu trời, cụ thể hơn SO2 phản ứng với hơi nước trong không khí tạo ra axit H2SO4.
Bên cạnh đó việc giải phóng lượng khí thải CO2 khổng lồ được cho là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính sẽ tác động không nhỏ tới sự biến đổi khí hậu Trái Đất.
Sẽ có khoảng 10 triệu tấn axit sulphuric sẽ bị tích tụ lại ở tầng bình lưu gây ra sự cản trở ánh sáng Mặt Trời, tia cực tím và quá trình bức xạ nhiệt trên Trái Đất, điều này sẽ khiến Trái Đất bị lạnh đi tương tự với lần mà nó hoạt động trước đó.
Năm 1991, núi lửa Pinatubo ở Philippine cũng gây ra hiện tượng giảm nhiệt độ Trái Đất đi 0,5 độ C vì nguyên nhân trên. Hiện những thông tin mới nhất về hoạt động của núi lửa này đã được cập nhật tại đây.
Ảnh minh họa.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Abc, Express, Scienceofcycles, Theguardian