Chuyện cũ: Học đại học một ngành, ra trường đi làm một ngành

Đăng Khoa, Theo Trí Thức Trẻ 00:07 14/03/2018
Chia sẻ

Nếu bản thân không tự biết mình đam mê điều gì, chọn ngành học theo cảm hứng, theo phong trào, học cùng bạn bè... bạn sẽ để 4 năm đại học trôi qua một cách lãng phí.

Sinh viên ra trường đều được hướng dẫn làm thế nào để có một bản CV hoàn hảo, kiếm một công việc tốt nhưng họ lại không được định hướng làm sao để có thể làm công việc đúng với chuyên ngành mình đã học, đúng với năng lực của bản thân.

Bộ lao động Thương binh Xã hội cho biết cả nước hiện có khoảng 24 triệu thanh niên (chiếm khoảng 44%) lực lượng lao động), tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm này lại cao gấp 3 lần mức chung của cả nước.

Những sinh viên tốt nghiệp và làm một ngành nghề không tương xứng với bằng cấp đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan như thất nghiệp hoặc nếu đi làm sẽ thiếu kiến thức chuyên sâu, thiếu kinh nghiệm thực tế, mức lương thấp, cơ hội thăng tiến không nhiều.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15 đến 24 tuổi chiếm 51,3% tổng số thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cả nước là 7,67%, khu vực thành thị 11,95%. Cứ 100 thanh niên trong lực lượng lao động thì có 12 người thất nghiệp.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã công bố năm 2017 lao động có trình độ đại học trở lên tiếp tục dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp, với số lượng hơn 183.000 cử nhân.

Chuyện cũ: Học đại học một ngành, ra trường đi làm một ngành - Ảnh 1.

Các kiến thức ở trường đại học thực sự rất hữu ích, nó là những nền tảng cơ bản cho sự nghiệp sau này của mỗi sinh viên. Sau khi ra trường, nếu bạn không tận dụng được lượng kiến thức khổng lồ này là một điều đáng tiếc.

Một người tốt nghiệp ngành sư phạm lại đi làm sale, một người tốt nghiệp ngành luật lại đi bán bảo hiểm hay một người học công nghệ thông tin ra lại đi làm bồi bàn… là những chuyện hoàn toàn có thật. Họ chấp nhận làm các công việc trái ngành vì nhiều lý do, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng có lẽ phổ biến nhất vẫn là do… thất nghiệp, do không thể tìm được một công việc đúng chuyên ngành đã học.

Chuyện cũ: Học đại học một ngành, ra trường đi làm một ngành - Ảnh 2.

Những lời khuyên về nghề nghiệp từ những người đi trước thực sự không còn tác dụng nhiều trong thời đại ngày nay. Nếu bản thân không tự biết mình đam mê điều gì, chỉ chọn ngành học theo cảm hứng, theo phong trào, học cùng bạn bè... bạn sẽ tiếp tục để 4 năm đại học tiếp theo trôi qua một cách lãng phí.

pexels-photo-681991

Ngay từ khi đang trên giảng đường đại học chắc hẳn các bạn đã nghe rất nhiều về câu chuyện thất nghiệp và làm trái ngành. Thế nhưng, trong điều kiện thực tế hiện nay, tìm được một công việc theo đúng chuyên ngành mình theo học ở trường đại học không phải là một chuyện dễ dàng. Không ai muốn những năm học đại học, cao đẳng của mình bị bỏ phí để đi làm những việc không liên quan. Nhưng cũng không nên bảo thủ cố chờ đợi công việc theo đúng chuyên ngành học của mình mà bỏ lỡ cơ hội khác.

Chuyện cũ: Học đại học một ngành, ra trường đi làm một ngành - Ảnh 3.

Tương lai, con đường phía trước phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân bạn

Nếu đã sai lầm lúc chọn ngành, hãy sửa chữa điều đó khi còn có thể.

Xin đi thực tập ở các công ty, tổ chức đúng chuyên ngành mà bạn mong muốn sau này làm nếu bạn đang chán ngành học hiện tại. Rèn luyện thật nhiều kỹ năng mềm, vì thái độ làm việc còn quan trọng hơn rất nhiều so với trình độ.

Chuyện cũ: Học đại học một ngành, ra trường đi làm một ngành - Ảnh 4.

Chỉ có chính bạn mới quyết định được tương lai của chính mình

Lỡ chọn ngành theo ý bố mẹ hay phong trào và bây giờ bạn chán nản thì bước tiếp theo nên làm là khắc phục điều đó bằng cách hướng bản thân theo đam mê thực sự. Chỉ có bạn mới hiểu rõ bản thân muốn gì, mạnh nhất về mảng nào.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày