Chuyện chưa kể của những người mẹ tuyến đầu chống dịch từng cả tháng trời “mơ” được ôm con

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 20:30 19/05/2020

Đằng sau thành tích chống dịch đáng tự hào của Việt Nam là nỗi niềm chẳng biết kể cùng ai của đội ngũ nhân viên y tế, đặc biệt là những người mẹ là y bác sĩ ở tuyến đầu.

Trong quá trình thực hiện dự án lan tỏa dịu nhẹ tri ân những người mẹ là y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, chúng tôi được nghe rất nhiều câu chuyện cảm động. Dưới đây là hai trong số những câu chuyện chạm đến trái tim được kể bởi những người mẹ kiên cường mà dịu nhẹ ấy.

Câu chuyện thứ nhất

"Con ghét nghề bác sĩ của mẹ!" - đó là câu trách móc trẻ thơ mang tính "quay vòng" trong gia đình bác sĩ Trần Thị Hải Ninh khiến ai nghe được cũng xót xa. Chính bác sĩ Ninh khi còn bé đã từng thốt lên câu đó, bởi cô bé Ninh ngày đó là con gái của một người mẹ y tá.

Có mẹ làm trong ngành y, điều đó có nghĩa con phải làm quen với những đêm thiếu vắng vòng tay dịu nhẹ của mẹ do ca trực. Đó cũng là những lần đi chơi không trọn vẹn kết thúc bằng hụt hẫng hoặc dỗi hờn khi cú điện thoại công việc đột xuất khiến mẹ tất tả chạy về. Nhưng khi lớn lên, bác sĩ Ninh lại giống mẹ ở chính tình yêu thương dành cho bệnh nhân và ước mơ chữa bệnh cứu người, lan tỏa dịu nhẹ đến cộng đồng. Cô bé năm xưa từng "dỗi" mẹ vì công việc vất vả đã chọn tiếp nối con đường mẹ từng đi, để ngày hôm nay trở thành Trưởng khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Chuyện chưa kể của những người mẹ tuyến đầu chống dịch từng cả tháng trời “mơ” được ôm con - Ảnh 1.

Từng là con của nhân viên ý tế nên khi đã làm mẹ của một em bé 7 tuổi, bác sĩ Ninh thương con rất nhiều. Khi dịch bệnh Covid19 ập đến, nữ bác sĩ lại có thêm cơ hội nhìn thấu tâm tư của mẹ mình ngày ấy. Khó khăn vì nhiệm vụ không làm chị chùn bước. Nhưng là một người mẹ có con nhỏ lại ở bệnh viện xa con suốt gần hai tháng, chị không thể tránh những phút yếu lòng vì nhớ và thương con. Đối với bác sĩ Ninh, khó nhất là khi trò chuyện với con qua điện thoại, nghe con hỏi sao mẹ đi lâu thế, bao giờ mẹ về. Chị không trả lời được vì chính bản thân cũng không biết đến khi nào mới được về để ôm con vào lòng cho thỏa nỗi nhớ mong.

Câu chuyện thứ hai

48 ngày là thời gian bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai - Phó trưởng khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - xa con đi chống dịch. 53 năm tuổi đời với nhiều năm công tác trong ngành nhưng đây có lẽ là khoảng thời gian lâu nhất chị Mai xa nhà và không được gặp con. Hai con của chị Mai đều đã lớn nhưng thiên chức mẹ không thể khiến chị ngừng lo lắng. Trước khi vào bệnh viện "trực chiến", chị cẩn thận chuẩn bị tất cả những gì một người mẹ có thể làm trong tình huống đó: bàn giao tiền nong, mua sẵn thức ăn, dặn dò con đủ điều, gửi gắm người thân cho một số bạn bè là bác sĩ...

Chuyện chưa kể của những người mẹ tuyến đầu chống dịch từng cả tháng trời “mơ” được ôm con - Ảnh 2.

Con gái út của chị Mai ở cùng mẹ. Hai mẹ con tâm đầu ý hợp như những người bạn, luôn động viên nhau. Thường ngày mẹ con chị tối nào trước khi đi ngủ cũng thủ thỉ, giờ mẹ xa nhà nên không khỏi thấy trống vắng, cô đơn. "Tuy facetime được nhưng vẫn có khoảng cách" - chị Mai cho biết.

Hai mẹ con đành nhủ sẽ cùng nhau cố gắng. Mẹ tập trung toàn lực chăm sóc bệnh nhân, con ở nhà cố gắng học thật nhiều để tạm quên nỗi nhớ mẹ. Và con gái chị Mai hiện là sinh viên năm hai trường y, tương lai cũng sẽ tiếp nối con đường của mẹ mình.

Món quà dịu nhẹ tiếp sức những người mẹ đặc biệt

Đó là hai trong số rất nhiều câu chuyện chúng tôi ghi lại được trong quá trình thực hiện dự án lan tỏa dịu nhẹ đến những người mẹ là y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch. Dự án do OMO Dịu nhẹ trên da cùng cặp đôi Đông Nhi - Ông Cao Thắng chung tay thực hiện, Được chính thức phát động vào đúng Ngày của Mẹ 10/5 vừa qua, OMO cùng Đông Nhi - Ông Cao Thắng trao tặng 2000 phần quà dịu nhẹ trị giá 600 triệu đồng đến những người mẹ là y bác sĩ tại các bệnh viện tiên phong trong hành trình đẩy lùi dịch bệnh Covid19. Bên cạnh đó, dự án cũng kêu gọi cộng đồng gửi lời chúc đến những người mẹ y bác sĩ để cảm ơn, động viên và tiếp sức cho họ.

Chuyện chưa kể của những người mẹ tuyến đầu chống dịch từng cả tháng trời “mơ” được ôm con - Ảnh 3.

Dự án lan tỏa dịu nhẹ trao quà cho những người mẹ là nhân viên y tế tại bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM.

"Mình làm những điều này không phải vì nghĩ đến những lời cảm ơn hay quà tri ân từ bệnh nhân hay cộng đồng. Mọi người không nề hà gì, vì ai cũng biết bệnh nhân cần sự chăm sóc của mình. Nhưng đến khi làm việc mới thấy nhân viên y tế được toàn thể cộng đồng quan tâm, chia sẻ nhiều thế nào. Người thân bạn bè hỏi thăm đề nghị giúp đỡ con cái mình ở nhà. Cộng đồng từ khắp đất nước gửi nhiều lời động viên, hay như món quà và những lời chúc ý nghĩa từ OMO hôm nay cũng vậy. Cái bọn mình trân trọng không phải quà cáp mà là tấm lòng, sự đồng cảm với nhân viên y tế..." - bác sĩ Mai trải lòng khi nhận được món quà dịu nhẹ từ dự án và lời chúc từ cộng đồng.

Chuyện chưa kể của những người mẹ tuyến đầu chống dịch từng cả tháng trời “mơ” được ôm con - Ảnh 4.
Chuyện chưa kể của những người mẹ tuyến đầu chống dịch từng cả tháng trời “mơ” được ôm con - Ảnh 5.
Chuyện chưa kể của những người mẹ tuyến đầu chống dịch từng cả tháng trời “mơ” được ôm con - Ảnh 6.

Món quà dịu nhẹ và những lời chúc từ mọi người là nguồn động viên tinh thần lớn lao đến những người mẹ là y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.

Còn rất nhiều câu chuyện cảm động đến từ những người mẹ ở tuyến đầu chống dịch. Trong "tâm bão" Covid19, các chị chăm sóc được cả trăm bệnh nhân, nhưng chạm vào con mình trao yêu thương dịu nhẹ lại không thể. Đối với những người mẹ này, khó khăn vì công việc hoàn toàn có thể đương đầu. Chính nỗi nhớ con và day dứt khi không thể chăm sóc con mới khiến các chị bối rối nhiều nhất. Thế nhưng các chị vẫn nén lại những nỗi niềm riêng, đặt sức khỏe cộng đồng làm ưu tiên hàng đầu. Bởi đó là nghĩa vụ và cũng là lương tâm của những người làm ngành Y.

Lời cảm ơn và lời chúc dịu nhẹ từ mỗi người trên khắp dải đất chữ S tuy bé nhỏ nhưng mang trong đó sự công nhận, đồng cảm, sẻ chia. Đây chính là nguồn động viên tinh thần lớn lao đến những người mẹ dịu nhẹ mà kiên cường ở đầu chiến tuyến.