Chuyển 20 khối đất lên nóc nhà giữa Sài Gòn, ông bố mò mẫm từ sáng tới khuya, chăm sóc kỹ hơn chăm vợ

Lam Giang, Theo Đời sống và Pháp luật 20:44 05/07/2024

Hàng ngày, anh Trực thường dậy sớm từ lúc 4-5 giờ để lên sân thượng. Buổi chiều khi xong việc, 16-17 giờ anh lại lên. Buổi tối, có khi 21-22 giờ anh vẫn còn trên đó.

Đưa 20 mét khối đất lên sân thượng trồng nho

Ở giữa thành phố lớn đất chật người đông nhưng lại có đam mê trồng trọt, anh Nguyễn Trung Trực (kinh doanh phụ tùng xe máy) bèn biến khu vực sân thượng trong ngôi nhà 3 tầng của mình thành một vườn nho xanh mướt, trĩu quả.

Tổng diện tích trồng nho trong nhà của anh Trực là khoảng 200m2, trong đó khu vực sân thượng chiếm 150m2, còn lại là ban công các tầng phía dưới. Chiều cao từ nóc nhà xuống mặt đất là khoảng 14m. Trong vườn, anh Trực áp dụng nhiều mô hình trồng nho như: Mô hình chữ Y, mô hình Ninh Thuận, mô hình Nhật Bản,... để trồng hơn chục giống nho: nho Pháp, nho kẹo, nho hồng Nhật, nho mẫu đơn, nho sữa Hàn Quốc, nho Baili, nho hạ đen không hạt,.... Mỗi loại nho có một hương vị đặc trưng khác nhau.

Chuyển 20 khối đất lên nóc nhà giữa Sài Gòn, ông bố mò mẫm từ sáng tới khuya, chăm sóc kỹ hơn chăm vợ - Ảnh 1.

Vườn nho sân thượng của anh Trực nhìn từ trên cao.

Chuyển 20 khối đất lên nóc nhà giữa Sài Gòn, ông bố mò mẫm từ sáng tới khuya, chăm sóc kỹ hơn chăm vợ - Ảnh 2.

Những chùm nho trĩu quả, căng mọng vô cùng thích mắt.

Ban đầu, anh Trực trồng vài cây nho, rồi trồng thêm ngày này qua ngày khác, dần dần dần đã lên cả trăm cây.

Anh Trực cho biết, việc trồng nho trên sân thượng tốn chi phí gấp 10 lần so với trồng dưới đất và tốn công gấp 10-20 lần. Nho đặc tính rễ chùm, khi trồng cần nhiều đất. Bằng phương pháp “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, anh đã chuyển lên sân thượng khoảng 20 mét khối đất, đổ trong những thùng phuy lớn để trồng. Điều kiện tốt nhất để trồng nho là trên đất phù sa, giàu dinh dưỡng, có độ tơi xốp.

Chuyển 20 khối đất lên nóc nhà giữa Sài Gòn, ông bố mò mẫm từ sáng tới khuya, chăm sóc kỹ hơn chăm vợ - Ảnh 3.

Nho sai lúc lỉu không khác gì trồng ở Ninh Thuận.

Chuyển 20 khối đất lên nóc nhà giữa Sài Gòn, ông bố mò mẫm từ sáng tới khuya, chăm sóc kỹ hơn chăm vợ - Ảnh 4.

Anh Trực trồng nhiều giống nho khác nhau, mỗi loại có hương vị đặc trưng.

Ngoài ra, người đàn ông này còn đầu tư hệ thống mái che, hệ thống nước tưới, phun thuốc, chăm sóc rất vất vả. Việc trồng nhiều giống nho trên diện tích 200m2 là quá chật chội, đòi hỏi người trồng phải am hiểu kỹ thuật cắt tỉa, tránh cây leo rộng, như vậy mới trồng được nhiều giống nho và cho ra trái cùng thời điểm.

Ông chủ vườn nho độc lạ cũng áp dụng nhiều phương pháp kỹ thuật để việc chăm sóc nho đơn giản hơn, có thể đi vắng 10-15 ngày mà cây nho vẫn tươi tốt. Anh nuôi thêm 2 con mèo để đuổi chuột, đồng thời phải bọc những chùm nho lại để tránh bị chim ăn.

Anh Trực chia sẻ thêm, thế mạnh của vườn nho trên sân thượng nhà mình là xung quanh không có nhà cao nên lấy được nhiều ánh nắng. Nho là cây ưa nhiều nắng, càng nhiều nắng càng phát triển tốt.

Mỗi năm, vườn nho của anh Trực cho thu hoạch 2 vụ đều đều. Được tận tay cắt những trái nho tươi mọng, trực tiếp từ vườn và thưởng thức là cảm giác mà không phải ai cũng có được.

Chuyển 20 khối đất lên nóc nhà giữa Sài Gòn, ông bố mò mẫm từ sáng tới khuya, chăm sóc kỹ hơn chăm vợ - Ảnh 5.

Việc trồng nho trên sân thượng tốn nhiều tiền bạc, công sức hơn rất nhiều so với trồng dưới đất.

Chuyển 20 khối đất lên nóc nhà giữa Sài Gòn, ông bố mò mẫm từ sáng tới khuya, chăm sóc kỹ hơn chăm vợ - Ảnh 6.

Anh Trực tự tay thu hoạch những chùm nho mình trồng.

Chuyển 20 khối đất lên nóc nhà giữa Sài Gòn, ông bố mò mẫm từ sáng tới khuya, chăm sóc kỹ hơn chăm vợ - Ảnh 7.

Chăm nho kỹ hơn chăm vợ

Hàng ngày, anh Trực thường dậy sớm từ lúc 4-5 giờ để chăm nho. Buổi chiều khi xong việc, 16-17 giờ anh lại lên thăm vườn. Buổi tối, có khi 21-22 giờ anh vẫn còn trên vườn nho. Chị Vân, vợ của anh Trực nói đùa: “Anh ấy chăm nho còn kỹ hơn chăm vợ, nhiều lúc mình cảm thấy ghen tị”.

Chị tâm sự, vườn nho giúp đem lại cho chị cảm giác thư thái, như được ở trong thiên đường toàn là nho sạch. “Mình cảm thấy hạnh phúc khi ăn trái nho do chính tay ông xã trồng. Nho không có thuốc trừ sâu, không có thuốc bảo vệ thực vật nên ăn rất yên tâm. Mùi vị của nho chồng trồng cũng rất đặc biệt, không giống như ngoài chợ. Nho ăn có vị của xoài, ổi và nhiều vị khác nữa”, chị Vân nói.

Chuyển 20 khối đất lên nóc nhà giữa Sài Gòn, ông bố mò mẫm từ sáng tới khuya, chăm sóc kỹ hơn chăm vợ - Ảnh 8.

Chị Vân rất yên tâm khi ăn nho tự trồng.

Chuyển 20 khối đất lên nóc nhà giữa Sài Gòn, ông bố mò mẫm từ sáng tới khuya, chăm sóc kỹ hơn chăm vợ - Ảnh 9.

Chỉ thu hoạch một lát mà được rất nhiều nho.

Với anh Trực, việc trồng nho vất vả, tốn kém nhưng mang lại nhiều lợi ích về mặt tinh thần. Sau 1 ngày làm việc mệt nhọc, mỗi buổi chiều lên sân thượng nhìn những chùm nho căng mọng nước, lá xanh mơn mởn thì những mệt mỏi, stress đều tan biến hết.

Việc trồng nho giúp anh vợ chồng anh Trực cùng các con yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên hơn. Càng ngày, anh càng đam mê việc trồng nho. Ngoài ra, vườn nho còn giúp anh Trực có cơ hội rèn luyện sức khỏe. Trước đây anh gầy, yếu nhưng từ ngày trồng nho thì khỏe, tăng cân, cơ bắp hơn, có thể chạy bộ được 21km mỗi buổi sáng.

Nguồn: Độc lạ Bình Dương

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày