Điểm chính:
- Nghiện mua sắm là một dạng hành vi ở một người nào đó mua sắm một cách không kiểm soát.
- Nghiện mua sắm thường hình thành ở những người sử dụng mua sắm như một cơ chế đối phó với căng thẳng hoặc các vấn đề khác.
- Vượt qua cơn nghiện mua sắm có thể bắt đầu bằng việc áp đặt các quy tắc chặt chẽ trong chi tiêu với ngân sách hoặc danh sách mua sắm.
Nghiện mua sắm, được hiểu là hành vi mua sắm một cách không kiểm soát. Nguyên nhân của chứng nghiện mua sắm ở mỗi người là khác nhau, nhưng nó thường có thể phát triển từ thói quen mua sắm như một cơ chế đối phó với căng thẳng. Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi bạn có thể mua sắm trực tuyến thay vì tại một cửa hàng thực.
"Tôi đã cãi nhau với vợ/chồng của mình. Hiện giờ tôi đang rất buồn" hay "Tôi thấy một quảng cáo về một chiếc ví rất đẹp và tôi sẽ đặt mua vì nó sẽ khiến tôi cảm thấy dễ chịu hơn"... Đó là rất nhiều những lý do mà mọi người thường nói.
Chỉ vì bạn thích mua sắm, điều đó không có nghĩa là bạn nhất thiết phải nghiện nó. Ranh giới giữa thích mua sắm và nghiện mua sắm phụ thuộc vào cách nó ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn. Dưới đây là một số dấu hiệu của chứng nghiện mua sắm:
- Mua sắm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn:
Mua sắm có thể biến thành chứng nghiện mua sắm khi nó tạo ra xung đột trong các mối quan hệ của bạn. Điều này có thể xảy ra dưới dạng không trung thực về tài chính khi bạn đang tiêu tiền sau lưng người quan trọng của mình hoặc bạn đang nói dối họ về số tiền bạn đã tiêu.
- Mua sắm mang tính cảm xúc:
Bạn cũng có thể mắc chứng nghiện mua sắm nếu mua sắm là một trải nghiệm cảm xúc mãnh liệt. Điều này có thể giống như sự phấn khích khi bạn đang mua sắm hoặc một làn sóng cảm giác tội lỗi thường xuyên xảy ra sau mỗi lần mua hàng.
- Thói quen mua sắm của bạn khác với logic:
Số tiền bạn chi tiêu thường có các mức độ ưu tiên khác nhau. Để chi tiêu cho những thứ không cần thiết, bạn cần đảm bảo rằng các khoản chi tiêu như tiền thuê nhà hoặc hóa đơn điện nước đã được thanh toán. Nhưng chứng nghiện mua sắm sẽ phá vỡ hệ thống phân cấp này. Có thể bạn đang phải vật lộn để trả một số hóa đơn cần thiết, nhưng thay vào đó bạn đang mua sắm bốc đồng. Về mặt lý trí, bạn biết rằng mình không có tiền để chi tiêu cho những thứ không thiết yếu, nhưng dù sao thì bạn cũng không thể ngăn bản thân mua chúng.
Làm thế nào để ngừng nghiện mua sắm
Chứng nghiện mua sắm có thể đặc biệt khó vượt qua vì nó là một phần của cuộc sống hàng ngày. Thực sự không có cách nào để tránh mua sắm. Thế nhưng vẫn có những cách hiệu quả để bạn hạn chế việc mua sắm bốc đồng.
- Lập danh sách mua sắm:
Danh sách mua sắm có thể là một bước đơn giản nhưng hiệu quả để chống lại chứng nghiện mua sắm. Khi bạn tạo các danh sách này, bạn nên trải qua cùng một quá trình suy nghĩ, tách biệt những gì bạn muốn và những gì bạn cần. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vứt bỏ danh sách những thứ bạn muốn. Bạn nên trải qua các câu hỏi tự phản biện để tìm ra món đồ mình thực sự cần phải mua.
- Giữ ngân sách theo tỷ lệ chặt chẽ:
Chứng nghiện mua sắm có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài chính và điểm tín dụng của bạn. Để nắm bắt tình hình tài chính, bạn nên lập ngân sách để tính xem số tiền của bạn thực sự có thể tự do chi tiêu. Đối với những người mới bắt đầu lập ngân sách, có những quy tắc được thiết lập trước như quy tắc 50-30-20 hoặc quy tắc 80-20 sẽ chia thu nhập của bạn thành các khoản bạn chi tiêu cho nhu cầu, mong muốn và tiết kiệm hợp lý. Bạn nên nói chuyện với một nhà lập kế hoạch tài chính cá nhân để xem ngân sách cụ thể nào phù hợp với bạn.
Tuy nhiên, việc lên kế hoạch cho ngân sách và thực hiện là hai điều rất khác nhau. Bạn có thể cần phải tìm cách ngăn mình mua hàng một cách bốc đồng. Có thể khóa thẻ tín dụng hoặc chỉ mang theo một lượng tiền mặt nhất định khi đi ra ngoài.