Sam Huynh lớn lên tại thành phố Belen, thuộc tiểu bang New Mexico, Mỹ. Tại thành phố chỉ vỏn vẹn 7 nghìn dân này, cũng không có gì nhiều dành cho cô, ngoài tiếng còi hú của đoàn tàu chở hàng vẫn chạy qua nơi đây cùng những dãy núi trập trùng xen lẫn sa mạc nhàm chán. Nhưng với một đứa trẻ giàu trí tưởng tượng và đầy tham vọng như Sam, cô gái này không bao giờ cảm thấy chán nản, bởi luôn luôn có các dự án khác nhau giữ cho tâm trí mình bận rộn.
Thành phố Belen hẻo lánh cũng không làm Sam thấy chán nản.
Từ khi còn nhỏ, Sam đã nhận thấy rằng sửa chữa các dụng cụ là việc vô cùng dễ dàng. Cô gái cá tính này lớn lên ở trang trại của người ông nuôi, nơi cô đã quá quen việc mày mò động cơ của chiếc máy kéo, cũng như sửa chữa các đồ cơ khí khác. Ở trường trung học, Sam còn thường chạy xe đến những vùng xa xôi hẻo lánh và làm việc tại cửa hàng cơ khí với bố cô để kiếm thêm tiền tiêu vặt nữa.
Mặc dù được nuôi nấng trong một gia đình trung lưu, nhưng tài năng thiên bẩm của Sam đã giúp cô dễ dàng kiếm được suất học bổng tại viện Công nghệ Rochester. Và càng kì lạ hơn với một phụ nữ như Sam, khi cô quyết định theo học hành kĩ sư.
Khi mới bước vào độ tuổi 20, Sam đã đánh bại tất cả các bạn cùng lớp để dành lấy cơ hội "ngàn năm có một" của mình - làm thực tập sinh tại tập đoàn SpaceX ở bộ phận nghiên cứu động cơ tên lửa, và sau đó chuyển sang làm kĩ sư thiết kế tại Tesla. Đó quả là miền đất hứa đối với cô, nhưng Sam vẫn luôn bị thôi thúc để làm điều gì đó lớn lao hơn.
Tuy Tesla là miền đất hứa đối với cô, nhưng Sam vẫn luôn bị thôi thúc để làm điều gì đó lớn lao hơn.
Và rồi, vào năm 2012, cuối cùng cô cũng tìm thấy thứ mình không thể sửa được dễ dàng. Một người bạn thân của cô, anh Taylor Hattori, đã gặp phải một chấn thương khủng khiếp do ngã xe đạp khiến anh bị liệt hoàn toàn từ phần ngực trở xuống. Không chút do dự, Sam liền bỏ việc tại Tesla với lời hứa giúp bạn mình có thể đi lại được.
Nhưng Sam không thể nào chế tạo cho Taylor một cột xương sống mới, nên cô quyết định sẽ làm ra một bộ đồ rô-bốt cho anh.
Sam không thể nào chế tạo cho Taylor một cột xương sống mới, nên cô quyết định sẽ làm ra một bộ đồ rô-bốt cho anh.
Bộ đồ của Sam sẽ là niềm hi vọng đối với các bệnh nhân bị liệt như Taylor.
Sam đang trong quá trình chế tạo phần thân trên của bộ đồ này, chỉ dùng những nguyên vật liệu rẻ tiền nhất. Trong khi đó, công nghệ khung xương di động dành cho phần thân dưới trên thị trường hiện đang có một cái giá "trên trời", khoảng 40 nghìn đô (khoảng 900 triệu đồng). Bộ đồ đắt giá này hoạt động bằng cách sử dụng điện, còn bộ đồ của Sam chỉ dùng một loại năng lượng duy nhất: khí nén. Ngoài ra, bộ đồ của Sam có thể nhận tín hiệu từ các bộ phận vẫn đang hoạt động trên cơ thể bệnh nhân bị liệt. Ví dụ như nếu người liệt cử động bắp tay trái, bộ đồ sẽ truyền tín hiệu đi khiến phần cẳng và tay trái đồng thời cử động.
Bộ đồ này sẽ giúp người bị liệt tập cách dùng các nhóm cơ trong cơ thể, qua thời gian, người bệnh có thể cải thiện đáng kể khả năng cử động của mình. Sam hi vọng rằng với giá thành rẻ như vậy, bộ đồ thông minh này sẽ trở nên phổ biến rộng rãi đối với các bệnh nhân liệt khác.
"Tôi biết Taylor sẽ không muốn trông cậy vào bất cứ thứ gì hỗ trợ cho việc cử động của anh ý, nên tôi thiết kế ra bộ đồ này chỉ để người bị liệt có thể tập lại cách sử dụng chính những bộ phận trên cơ thể mình." - Sam cho biết.
Mặc dù bộ đồ này vẫn đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về khả năng thành công của nó, nhưng với Sam, tất cả điều này không hề quan trọng, bởi cô mục đích của cô không gì khác ngoài việc giúp người bạn thân của cô có thể học cách đi lại được một ngày nào đó.
"Sẽ không có gì tôi không làm vì Taylor." - Sam nói.
Theo Quartz