Chê 7,6 tỷ tiền đền bù ít, chủ nhà quyết không rời đi: Giờ nằm trơ trọi giữa trung tâm thương mại, nhận kết cục bi kịch ai cũng thương cảm

Nguyệt , Theo Nhịp sống thị trường 09:00 06/09/2024
Chia sẻ

Sau 10 năm giằng co với chủ đầu tư, căn nhà thuộc diện phá dỡ này có kết cục bi kịch.

Chê 7,6 tỷ tiền đền bù ít, chủ nhà quyết không rời đi: Giờ nằm trơ trọi giữa trung tâm thương mại, nhận kết cục bi kịch ai cũng thương cảm- Ảnh 1.

Nhắc đến thành phố Trường Xuân (tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc), nhiều người sẽ nhớ ngay đến trung tâm mua sắm Eurasia Mall lớn bậc nhất thế giới. Điều đặc biệt là xung quanh khu trung tâm mua sắm sầm uất này tồn tại một "nhà đinh" đã xuống cấp, tuổi đời hàng thập kỷ. Sự đối nghịch giữa vẻ hiện đại của trung tâm mua sắm và nét cũ kỹ của "nhà đinh" khiến nhiều người tò mò về sự tồn tại của căn nhà này.

Chê 7,6 tỷ tiền đền bù ít, chủ nhà quyết không rời đi: Giờ nằm trơ trọi giữa trung tâm thương mại, nhận kết cục bi kịch ai cũng thương cảm- Ảnh 2.

Nhà đinh nằm trơ trọi giữa trunng tâm mua sắm sầm uất

Chê 7,6 tỷ tiền đền bù ít, chủ nhà quyết không rời đi: Giờ nằm trơ trọi giữa trung tâm thương mại, nhận kết cục bi kịch ai cũng thương cảm- Ảnh 3.

Trung tâm mua sắm Eurasia Mall nhìn ở góc khác

"Nhà đinh" nằm trơ trọi giữa trung tâm thương mại lớn bậc nhất thế giới

Vào đầu những năm 2000, chính quyền thành phố Trường Xuân quyết định xây dựng một trung tâm mua sắm lớn chưa từng có, mục đích không chỉ tạo điều kiện cho  tiêu dùng của người dân bản địa mà còn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế địa phương.

Vấn đề đầu tiên khi lên kế hoạch xây dựng trung tâm mua sắm là tính toán nên đặt chúng ở đâu. Nhiều người thường cho rằng trung tâm mua sắm nên đặt ở trung tâm của thành phố, vì vừa tiếp cận được mật độ dân cư đông đúc mà còn thể hiện trình độ phát triển và bộ mặt của Trường Xuân.

Tuy nhiên, các nhà phát triển dự án không nghĩ như vậy. Ở trung tâm thành phố, nơi bất động sản có giá cao, họ không chỉ đối mặt với những vấn đề chọn địa điểm mà còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề phá dỡ nhà, đòi hỏi số tiền đền bù khổng lồ.

Sau khi tiến hành điều tra, họ chọn đặt trung tâm thương mại ở khu vực Tây Nam của thành phố. Đây không chỉ là địa điểm thưa thớt dân cư mà còn gần ga xe lửa Trường Xuân. Sau khi xác định được vị trí xây dựng trung tâm thương mại, chủ đầu tư là tập đoàn Eurasia đã thông báo thông tin phá dỡ bất động sản tới các hộ dân có liên quan.

Nghe được thông báo này nhiều hộ gia đình vui mừng, vì việc được phá dỡ nhà và đền bù tiền đem lại cho họ cơ hội "làm giàu" chỉ sau một đêm. Thời điểm đó, gia đình không chỉ được cấp nhà mới mà còn nhận được khoản bồi thường hậu hĩnh. Vị chủ nhà của "nhà đinh" trên cũng nằm trong số đó.

Chê 7,6 tỷ tiền đền bù ít, chủ nhà quyết không rời đi: Giờ nằm trơ trọi giữa trung tâm thương mại, nhận kết cục bi kịch ai cũng thương cảm- Ảnh 4.

"Nhà đinh" nằm ở bãi gửi xe của trung tâm mua sắm

Sau khi xem nhà của anh ta, chủ đầu tư đề nghị mức bồi thường là 2,2 triệu tệ (7,6 tỷ đồng) để gia chủ rời khỏi căn nhà. Vị chủ nhà không cần suy nghĩ nhiều thì đã đồng tình với bản hợp đồng này.

Do dự án xây dựng trung tâm thương mại lớn nên tập đoàn Eurasia không thể phụ trách hết các khâu mà đã thuê đội phá dỡ bất động sản ở bên ngoài. Sau 10 năm ròng rã, các hộ dân xung quanh lần lượt rời đi hết nhưng chỉ trừ "căn nhà đinh" lại chưa được hoàn thành công tác phá dỡ và nhận đền bù.

Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân là dự án xây dựng trung tâm thương mại quá lớn hay đội phá dỡ làm ăn thiếu chuyên nghiệp mà gây ra sự ảnh hưởng lớn đến việc di dời của "căn nhà đinh" trên.

Quay lại câu chuyện của vị gia chủ đáng thương, trải qua 10 năm chịu khốn khổ khi nhà mình nằm ngay trong dự án xây dựng thì vẫn chưa nhận được một đồng tiền đền bù. Cũng vì thế, trong một lần đội phá dỡ đến nhà lần nữa, chủ nhà bày tỏ mong muốn nhận bồi thường thêm 200.000 tệ (696 triệu đồng), tức nâng giá trị hợp đồng lên 2,4 triệu tệ (7,6 tỷ đồng).

Đội phá dỡ lập tức đồng ý với yêu cầu này. Vì xét cho cùng, sau 10 năm, giá cả đã thay đổi đáng kể nên việc nâng giá trị hợp đồng cũng không phải yêu cầu quá đáng. Hơn nữa, 200.000 tệ cho 1 dự án đền bù bất động sản không phải con số khổng lồ. Hai bên đã thành công ký xong hợp đồng chỉ trong 1 buổi sáng.

Tưởng chừng như 10 năm chờ đợi của vị chủ nhân cuối cùng đã có "trái ngọt". Nhưng không ngờ chỉ thời gian ngắn sau, chủ đầu tư là  tập đoàn Eurasia kiên quyết không tuân theo thỏa thuận này. Lúc này, chủ nhà nghĩ rằng có lẽ do lòng tham 200.000 tệ đã khiến việc phá dỡ nhà chậm trễ, cũng vì thế họ tìm đến chủ đầu tư đề nghị giữ nguyên hợp đồng bồi thường 2,2 triệu tệ ban đầu. Tuy nhiên, cả đội phá dỡ và chủ đầu tư đều từ chối, kiên quyết không tiến hành phá dỡ nhà và đền bù cho gia chủ.

Chê 7,6 tỷ tiền đền bù ít, chủ nhà quyết không rời đi: Giờ nằm trơ trọi giữa trung tâm thương mại, nhận kết cục bi kịch ai cũng thương cảm- Ảnh 5.

Cái kết bi kịch của "nhà đinh"

Cứ như thế sau hàng thập kỷ giằng co, căn nhà vẫn nằm ở bãi gửi xe của trung tâm mua sắm Eurasia Mall. Chủ nhân của "nhà đinh" đã di dời từ lâu vì sống tại căn nhà rất nguy hiểm. Căn nhà nằm ở bãi gửi xe nên hàng ngày đối diện với nhiều xe cộ và lưu lượng khói bụi lớn. Hơn nữa, trước đó để hợp tác phá dỡ ngôi nhà với chủ đầu tư, điện nước của căn nhà đã bị cắt sạch và giờ không thể nối lại. Căn nhà từ lâu không được tu bổ nên xuống cấp trầm trọng.

Thời gian dần trôi qua, lợi nhuận của trung tâm mua sắm Eurasia Mall tăng theo từng ngày, doanh thu hàng năm chẳng mấy chốc vượt qua 10 tỷ tệ. Nhưng căn nhà gỗ nhỏ vẫn nằm lẻ loi ở bãi gửi xe.

Nhiều người bày tỏ sự thông cảm với chủ nhà, vì cho rằng lợi nhuận mà tập đoàn Eurasia nhận được đã sớm vượt qua con số 2 triệu tệ. Nhưng họ vẫn mãi không chịu phá dỡ và đền bù thiệt hại cho gia chủ.

Nhiều người còn gợi ý chủ nhà nên có biện pháp chống đối chủ đầu tư, chẳng hạn như mở quán ăn, cho thuê mặt bằng làm kinh doanh,... để tận dụng lượng khách hàng lớn đến Eurasia Mall hàng ngày và tạo cho mình thu nhập ổn định. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nếu không có lòng tham 200.000 tệ ban đầu thì chủ nhà đã sống trong tòa nhà mới, và không phải trải qua những tranh chấp không đáng có.

Dẫu còn nhiều tranh luận về "nhà đinh" ở trung tâm mua sắm Eurasia Mall, song chỉ biết rằng tình hình bỏ hoang của căn nhà sẽ tiếp tục diễn biến. Hiện do câu chuyện tranh chấp về đền bù bất động sản nhận được nhiều quan tâm nên "nhà đinh" đã trở thành điểm check-in nổi tiếng của thành phố. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng kinh doanh ở Eurasia Mall cũng dán biển quảng cáo ở tường bên ngoài để tranh thủ sức hút của "nhà đinh" này.

Theo Toutiao



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày