Chàng trai này thuộc thế hệ 10X, nhiều người tưởng rằng anh chỉ livestream và bán bánh mỳ, tuy nhiên, nhờ vào việc livestream bán bánh mỳ, chỉ sau 2 năm, chàng trai này đã mở được xưởng sản xuất bánh mỳ rộng 10.000 mét vuông với khoảng 300-350 nhân viên.
Không học đại học, năm 2017, Trịnh Mã Thanh Vân tốt nghiệp trường kỹ thuật nghề. Năm 2019 nhen nhóm ý định khởi nghiệp, năm 2023 doanh thu 300 triệu tệ (khoảng hơn 900 tỷ đồng). Trịnh Mã Thanh Vân đã trở thành một nhà khởi nghiệp 10X thành công.
Trịnh Mã Thanh Vân từ nhỏ sống cùng ông bà ngoại do cha mẹ ly hôn, anh từng theo học trường trọng điểm của thành phố khi còn học cấp 3. Anh nhớ lại: "Ở trường, tôi cảm giác mình học không vào, tôi không làm hoàn chỉnh được một câu hỏi toán nào, lúc đó tôi đã bắt đầu hỏi mình câu hỏi mỗi ngày tôi đang làm gì vậy. Cho tới một ngày, tôi tình cờ đọc được cuốn sách nói về cách làm bánh, sau khi đọc xong cuốn sách đó, tôi mua một chiếc lò nướng nhỏ về và tự mình thực hành ở nhà. Khoảnh khắc đó tôi cảm giác như mình ngửi được mùi của tự do, tìm được biển tri thức, nếu trên trường có dạy môn này, tôi nhất định sẽ đứng nhất toàn trường".
Năm 2014, Trịnh Mã Thanh Vân tới Tô Châu, theo học một trường tư chuyên đào tạo về làm bánh, "Sau khi đọc được cuốn sách đó, tôi đã nghỉ học, quyết tâm theo đuổi việc học làm bánh. Lúc đó tôi nghĩ, mục đích đi học của mình là gì, tất nhiên là để sau này tìm được một công việc phù hợp với mình, vậy nếu bây giờ đã tìm thấy rồi vậy thì tại sao lại phải đợi tới sau này. Đam mê và niềm yêu thích là phương châm, là yếu tố và cũng là nguyên tắc hàng đầu của tôi."
Tiền học của Trịnh Mã Thanh Vân khi đó hết khoảng 5 vạn tệ (khoảng 160 triệu đồng), và do mẹ chu cấp, "khi đó, tôi phải đối mặt với một vấn đề hết sức thực tế, sinh hoạt phí đắt đỏ nên cần tiết kiệm, tuy nhiên, tiền mua nguyên liệu và dụng cụ làm bánh lại khá đắt, vậy phải làm sao? Tôi đi gom đi xin. Bột mỳ, đường, dầu ăn, nguyên liệu khác… tôi đi xin. Tiền ăn tôi cũng tiết kiệm. Lúc đó chuyên môn chưa sâu, giáo trình ở trên lớp cũng không quá phong phú, trong suốt một thời gian, kỹ thuật của tôi không có sự đột phá. Khi đó tôi nghĩ nếu muốn đột phá, nhất định phải theo học một người có cực kì có chuyên môn. Cuối năm 2017, tôi tham gia cuộc thi giành giải nhất cuộc thi làm bánh của tỉnh và được đại diện quốc gia tham gia cuộc thi cấp thế giới, trợ cấp quốc gia lúc đó rất cao, một mình tôi nửa năm tiêu hết 60 vạn tệ (khoảng 1.9 tỷ đồng) do nguyên liệu dùng để làm bánh luôn đòi hỏi phải là cao cấp nhất, tươi ngon nhất, thầy giáo được mời về đào tạo cho chúng tôi cũng là giáo viên người Nhật Bản, người Đức, người Pháp. Tôi tận dụng cơ hội trời ban này, mỗi ngày đều điên cuồng học tập, người về muộn nhất lớp lần nào cũng là tôi, cuối cùng, trong số 30 thí sinh nhất toàn tỉnh đại diện quốc gia thi đi, tôi dừng lại ở top5. Cuộc thi này vô cùng có ý nghĩa với tôi, kĩ thuật làm bánh có thể phải mất 8-10 năm mới có thể học được, tôi học hết trong vòng 1,2 năm, kĩ thuật làm nghề của tôi tiến bộ vượt bậc."
Năm 2019, Trịnh Mã Thanh Vân bắt đầu nhen nhóm ý định khởi nghiệp, mở một cửa hàng bánh của riêng mình.
"Năm 2021, gian hàng trên Douyin (Tiktok phiên bản Trung Quốc) mở, khi đó các chủ cửa hàng thiếu sản phẩm bán hàng, họ chủ động tới tìm tôi, và chính người này đã khiến tôi được mở mang tầm mắt, anh ấy cầm chiếc bánh mỳ mà tôi làm lên, bẻ ra, miêu tả chiếc bánh thơm ra sao, vị thế nào, chỉ một chiếc video như vậy thôi, bán được 15 vạn tệ (khoảng 490 triệu đồng), trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Kể từ sau đó, khái niệm livestream bán hàng xuất hiện trong đầu tôi", Trịnh Mã Thanh Vân nhớ lại.
Tháng 3/2022, anh bắt đầu phiên livestream bán bánh mỳ đầu tiên của mình, phiên đầu tiên có 100 người xem, phiên thứ 2 có 500 người, phiên thứ 3 có 1000 người, cứ như vậy, tới khoảng ngày thứ 7, tổng doanh thu lên tới 3 vạn tới 4 vạn tệ (khoảng 98-130 triệu đồng).
Trịnh Mã Thiên Vân thu hút được nhiều người theo dõi hơn thông qua các phiên livestream của mình, tài khoản Douyin sở hữu 3.814.000 người theo dõi giúp anh nhanh chóng thu được doanh thu 1 triệu tệ (khoảng 3,5 tỷ đồng) sau một phiên livestream.
Doanh thu livestream trong năm 2023 đạt 300 triệu tệ, thực thu 280 triệu tệ (khoảng 996 tỷ đồng), trung bình mỗi ngày doanh thu rơi vào khoảng 80-90 vạn tệ (khoảng 2,8 - 3,2 tỷ đồng)
Tình cờ đọc được cuốn sách về làm bánh, bước vào con đường làm bánh, và cũng vừa hay bắt kịp với xu hướng livestream trên Douyin, Trịnh Mã Thanh Vân cho rằng "may mắn" hay "số phận" chỉ là một phần, "cá nhân tôi vẫn cho rằng tiền đề vẫn là bản thân tìm ra được phương hướng phù hợp với mình, điều này quan trọng hơn việc bạn chạy nhanh ra sao. Điều thứ hai chính là lựa chọn sản phẩm chính là lựa chọn số phận. Cá nhân tôi đang nghĩ nếu tôi không bán sản phẩm bánh mỳ hiện tại mà mình đang làm, vậy thì kỹ thuật có giỏi tới mấy, khả năng livestream có tốt tới mới, tôi cũng chưa chắc đã bán được nhiều sản phẩm."
Bàn về việc có sợ mình bị so sánh với các bạn đồng trang lứa, những người có thể đang học lên thạc sỹ, tiến sỹ, hay không, Trịnh Mã Thanh vân có những kiến giải rất riêng của mình, "cá nhân tôi nhìn nhận vấn đề có chút triết học, bất kể là đối với một công việc kinh doanh hay một sự việc nào đó, phán đoán của chúng ta nên trừu tượng, không nên chỉ nhìn vào một mặt của vấn đề, bởi lẽ mọi vấn đề có có hai mặt. Tôi sẽ không vì thấy người khác làm bánh mỳ, tôi cũng đi làm theo, mà tôi sẽ suy xét mặt lợi và hại của nó. Điểm khác nhau lớn nhất giữa con người và động vật nằm ở chỗ bản thân con vật có đặc điểm nhất định của nó, chẳng hạn chim ruồi, khi bay cánh chim vỗ lên tới 70 lần/s tạo ra tiếng vo ve như ruồi nên được gọi là chim ruồi, đây là cách mà con người chúng ta định nghĩa về các loài động vật. Nhưng con người, chúng ta không có định nghĩa, nhưng xã hội hiện đại lại có thói quen định nghĩa con người, khi hai người nói chuyện với nhau, tôi bắt tay bạn, chào bạn, tôi là một nhiếp ảnh gia, chào bạn, tôi là một thợ mộc. Khoa học kĩ thuật đã ngày một phát triển, nhưng con người chúng ta lại bị trói buộc bởi công cụ, chúng ta từ một người bình thường biến thành một người công cụ, tức là biến thành cái kĩ thuật mà chúng ta đã nắm bắt, rồi cái kĩ thuật này, theo thời gian, nó không chịu để chúng ta buông nó xuống, nhưng bản thân tôi đã thành công thoát ra được cái kén giới hạn bản thân mình đó. Làm một thợ làm bánh, tôi có vui không? Tôi vui. Nhưng trên thực tế, nội tâm của tôi đã được giải phóng, được tự do, tôi có thể trở thành bất cứ ai mà mình muốn trở thành, đây là thái độ, là cách tôi nhìn nhận cuộc sống."
Khi được hỏi đại học xã hội dạy mình những gì, Trịnh Mã Thanh Vân thẳng thắn: " Thật ra học tập không nhất thiết phải học ở trong nhà trường, Có người rất hay nói lướt mạng xã hội là vô bổ, lãng phí thời gian, cá nhân tôi phản đối quan điểm này, mọi người cho rằng lướt mạng xã hội là không học được gì, nhưng có học được gì hay không, vấn đề nằm ở chỗ, những nội dung mà bạn xem là gì, nội dung mà bạn xem được quyết định bởi thứ mà trong đầu bạn muốn xem chứ không được quyết định bởi các nền tảng mạng xã hội, mạng xã hội sẽ chỉ gợi ý những nội dung mà bạn muốn và hay xem. Cá nhân tôi hiện tại vẫn học hỏi được rất nhiều qua Douyin, tôi sẽ xem những blogger mà mình thích xem, mỗi khi xem một video tôi đều sẽ suy nghĩ, họ chuyển đổi bán hàng ra sao, vì sao họ lại làm như vậy, mục đích là gì, lợi hại ra sao…"
Thời đại hiện tại là thời đại của tự do cũng là thời đại của sự ràng buộc, vừa tồn tại rất nhiều cơ hội nhưng cơ hội cũng có những mặt tốt và mặt xấu, thời đại cả công nghệ và thông tin, nó là một cái kén, bạn mở cái kén đó để bứt ra hay bị cái kén ép ngày một chặt, tất cả đều phụ thuộc vào chính bạn. Năm 2024, bạn hoàn toàn có thể tự chuẩn bị cho mình, giống như tôi, từng cố gắng rèn luyện không ngừng nghỉ, để chuẩn bị cho những cơ hội sẽ xuất hiện vào năm 2025, 2026", Trịnh Mã Thanh Vân bộc bạch.