Khi một đứa trẻ biết nói sớm hoặc có thể diễn đạt được những câu nói dài, khó, người lớn thường khen trẻ thông minh. Điều này cũng cho thấy khả năng ngôn ngữ của trẻ tương đối mạnh, IQ không thấp.
Trong số các bài kiểm tra IQ, có một bài kiểm tra được gọi là "IQ bằng lời nói".
Nhiều người đại học nổi tiếng như Đại học Harvard, Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) từng thực hiện một thí nghiệm về lỗ hổng 30 triệu từ vựng. Họ phát hiện ra rằng, khi trẻ còn nhỏ, nếu càng nắm vững nhiều vốn từ vựng thì khi lớn lên, thành tích học tập và chỉ số IQ của trẻ sẽ càng cao.
Điều này cho thấy rằng, khả năng ngôn ngữ của một đứa trẻ tỷ lệ thuận với IQ của chúng.
Nhà khoa học người Mỹ Will Keith Kellogg từng tiến hành một thí nghiệm khiến cả thế giới ngạc nhiên. Theo đó, ông đã đưa một con tinh tinh về nhà và cho nó sống cùng với đứa con trai mới sinh của mình.
Khi con trai ông được 9 tháng tuổi, ông nhận thấy con tinh tinh ngày càng thông minh nhưng ngược lại, con trai ông lại càng ngày càng giống một con tinh tinh.
Ảnh minh họa.
Điều này có nghĩa là một đứa trẻ khi còn nhỏ rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Môi trường xung quanh một đứa trẻ quan trọng nhất chính là bố mẹ. Muốn kỹ năng ngôn ngữ của con ngày càng vững chắc, việc cha mẹ giao tiếp với con nhiều hơn ngay từ khi còn nhỏ là điều vô cùng quan trọng.
Nếu trước 3 tuổi trẻ được cha mẹ chú trọng rèn luyện 9 điều dưới đây, IQ ngôn ngữ của chúng sẽ ngày càng cao.
1. Chơi cùng con
Chơi cùng con là một hoạt động rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Khi người cha chơi cùng con, họ không chỉ giúp con có những kỷ niệm vui vẻ, mà còn có nhiều lợi ích khác như tăng cường mối quan hệ cha con, giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, tư duy, sáng tạo.
2. Thử chơi nhiều trò chơi khác nhau
Các trò chơi khác nhau rèn luyện các khả năng khác nhau của trẻ, đồng thời cho phép chúng học các ngôn ngữ khác nhau. Vì vậy, cha mẹ nên chơi các trò chơi với con theo nhiều cách khác nhau.
3. Ở bên cạnh khi con đang chơi
Trước 3 tuổi, trẻ vẫn đang nuôi dưỡng mối quan hệ gắn bó. Nếu có cha mẹ ở bên, trẻ sẽ cảm thấy an toàn, dễ dàng bắt chước những việc cha mẹ làm, từ đó dần dần phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn.
4. Cho con đọc hoặc thuộc lòng
Cha mẹ nên mua những cuốn sách tranh phù hợp với lứa tuổi của con mình, hoặc cho con thuộc lòng các bài hát, thơ ca… Những cuốn sách tranh có ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, đồng thời các bài đồng dao, thơ ca, bài hát thiếu nhi cũng dễ nhớ. Bằng cách này trẻ sẽ cải thiện nhanh vốn từ vựng của mình.
5. Cùng con chơi trò tìm đồ vật
Trước khi trẻ 3 tuổi, khái niệm về tính tồn tại của một đồ vật cần được củng cố liên tục. Trước 6 tháng tuổi, nếu một đồ vật biến mất, trẻ cảm thấy nó đã biến mất vĩnh viễn.
Dần dần, khi đứa trẻ được khoảng 8 tháng tuổi, khi một vật gì đó biến mất, trẻ mới biết rằng vật đó thực ra vẫn còn trên đời này nhưng không biết nó ở đâu.
Vì vậy, chơi trò chơi tìm đồ vật cho trẻ thực chất là để không ngừng khẳng định khái niệm về sự tồn tại của đồ vật, đồng thời cho trẻ biết rằng có những thứ biến mất trước mắt không có nghĩa là mất đi vĩnh viễn.
Khi trẻ lớn lên, chúng sẽ đi mẫu giáo và không được gặp mẹ. Trẻ sẽ hiểu rằng, dù mẹ không có bên cạnh lúc này nhưng mẹ vẫn ở đó và cảm thấy an tâm hơn.
6. Thường xuyên cho trẻ xem về những cuốn sách liên quan tới cuộc sống
Ngôn ngữ não bộ của trẻ em và các lĩnh vực khác không tồn tại độc lập. Vì vậy, cha mẹ nên tìm những cuốn sách dành cho trẻ em có liên quan mật thiết đến cuộc sống của trẻ.
7. Kiên nhẫn đợi con nói hết
Nhiều cha mẹ rất lo lắng khi trò chuyện với con, bởi khi mới tập nói, trẻ rất dễ quên cách nói nên phải đợi một lúc. Vì vậy, cha mẹ nên kiên nhẫn chờ trẻ nghĩ ra từ thay vì vội vàng giúp trẻ nói từ đó.
8. Mô tả cho trẻ thay vì hỏi
Nhiều bậc phụ huynh thường hỏi trẻ: "Con đang làm gì vậy? Con đang làm cái gì đó à?".
Trên thực tế, khi trẻ đang suy nghĩ, người lớn nên mô tả những gì trẻ đang làm để giúp trẻ hiểu rõ hơn về việc mình đang làm gì. Điều này cũng giúp tăng vốn từ vựng và cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ.
9. Tạo môi trường đọc sách cho trẻ
Cha mẹ có thể đặt một giá sách nhỏ trong phòng của con hoặc ở khu vực phòng khách để tạo ra một không khí đọc sách trong nhà. Cha mẹ nên đặt những cuốn sách nhỏ mà con có thể tự lấy được vào trong chiếc xe đẩy hoặc ghế ngồi an toàn để con có thể xem sách bất cứ lúc nào.