Những ai thích chơi giải đố, đặc biệt là đố mẹo chắc chắn hiểu được lợi ích và sự thú vị mà trò chơi này mang lại. Cái hay của đố mẹo là bắt buộc bạn phải suy luận theo nhiều hướng khác nhau. Thậm chí, cùng một câu đố nhưng có thể chứa nhiều đáp án khác nhau.
Có những câu hỏi mẹo có thể dễ dàng "đánh lừa" bộ não của bạn. Nếu bạn chỉ đơn giản suy nghĩ theo cách thông thường. Chẳng hạn như câu đố dưới đây:
"Mười năm, mười sáu tốt bông/ Đến ba mươi tuổi, không trồng chết queo?", đố là gì?
Đáp án "gần ngay trước mắt" nhưng cứ ngỡ "xa tận chân trời". Bạn càng đọc câu đố càng thấy rối rắm phải không nào? Gợi ý cho bạn một chút nhé, giờ hãy tập trung suy nghĩ "cái gì đẹp ở độ 15, 16; còn đến ngày 30 thì lụi tàn"? Đến đây thì chắc bạn đã nghĩ ra được đáp án rồi phải không?
Câu trả lời cho câu hỏi này là: Mặt trăng. Trăng đẹp, tròn đầy và sáng nhất vào ngày Rằm (ngày 15) và càng về cuối tháng càng khuyết, càng tối.
Cho những ai chưa tường tận thì Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái đất và là vệ tinh duy nhất thuộc sở hữu của Trái đất. Tất nhiên, nó là một thiên thể đá không có vành đai hoặc vệ tinh. Có nhiều giả thuyết giải thích sự hình thành của Mặt trăng.
Trong đó, nguồn gốc được nhiều người chấp nhận nhất là Mặt trăng hình thành cách đây khoảng 4,5 triệu năm, sau khi một vật thể giống sao Hỏa va chạm với Trái đất. Mặt trăng hình thành từ những mảnh vỡ này và sau 100 triệu năm, magma nóng chảy kết tinh và hình thành lớp vỏ Mặt trăng.
Có rất nhiều giả thuyết về sự ra đời của Mặt trăng. (Ảnh minh họa)
Mặt trăng cách Trái đất khoảng 384km. Sau Mặt trời, nó là thiên thể sáng nhất nhìn từ bề mặt Trái đất, mặc dù bề mặt của nó thực sự tối.
Mặt trăng có bề mặt đá rắn và đặc điểm đáng chú ý nhất là sự hiện diện của một số lượng lớn các miệng núi lửa, lòng chảo. Vì bầu khí quyển của nó rất yếu và gần như không tồn tại nên nó không thể chịu được tác động của các tiểu hành tinh, thiên thạch hoặc các thiên thể khác. Tác động cũng tạo ra một lớp mảnh vụn, có thể là đá lớn, than hoặc bụi mịn, được gọi là lớp bị xói mòn.
Mặt trăng "biến hình" hàng đêm, đôi khi tròn và sáng, có hôm lại mang hình lưỡi liềm mờ nhạt. Nguyên nhân là bởi Mặt trăng không tự tạo ra ánh sáng mà được chiếu sáng bởi Mặt trời. Tùy thuộc vào vị trí Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất tương quan với nhau, mà lượng ánh sáng Mặt trời phản xạ khác nhau. Do đó từ góc nhìn trên Trái đất của chúng ta sẽ nhìn thấy Mặt trăng thay đổi hình dạng theo thời gian.
Bắt đầu bằng một hình tròn hoàn chỉnh (trăng Rằm), Mặt trăng nhỏ dần mỗi đêm cho đến khi hoàn toàn không nhìn thấy được (trăng non). Phải mất 29,5 ngày để Mặt trăng hoàn thành quá trình đầy - khuyết này.