Hãy cùng thử sức với một câu đố chữ về động vật dưới đây. Nếu đoán được ngay đáp án thì chứng tỏ kiến thức về các loài động vật của bạn rất phong phú đấy":
"Để nguyên kêu bằng mồm, thêm sắc kêu bằng cánh", là con gì?
Chìa khóa của câu đố này chính là dữ liệu ở vế 2 của câu đố "kêu bằng cánh". Bạn hãy thử nghĩ xem, trong thế giới tự nhiên, có con vật nào "kêu" bằng cánh không nhé! Nếu nghĩ mãi mà chưa đoán ra thì xin bật mí luôn với bạn, 2 con vật được nhắc đến ở đây chính là: Con dê - thêm "sắc" thành con dế.
Con dê kêu "be be" thì ai cũng biết rồi, nhưng con dế kêu bằng cánh thì là như nào nhỉ? Đây có lẽ là một kiến thức rất thú vị mà không phải ai cũng biết. Thực chất, tiếng kêu của con dế không phải phát ra từ miệng của nó, mà thông qua sự ma sát lẫn nhau của đôi cánh.
Dế trưởng thành đều có hai đôi cánh. Cánh trước tương đối cứng, có tác dụng phát tiếng kêu và bảo vệ cơ thể. Cánh sau mềm có tác dụng bay lượn. Cánh trước của dế đực thông thường có các loại gân cánh đan xen ngang dọc hoặc song song, giữa gân cánh hình thành cửa sổ cánh trong suốt. Một đường gân của hai cánh trước rất to, trở thành cơ quan phát âm của loài dế. Còn phía dưới gân ngang của cánh phải trước có một loạt mấu răng cưa nổi lên, hình thành âm răng.
Khi dế đực kêu, âm răng của cánh phải trước và gân ngang của cánh trái trước không ngừng cọ xát vào nhau, lôi kéo sự cộng hưởng của cửa sổ cánh trong suốt, làm phát ra âm thanh (giống như chiếc cung của đàn violon không ngừng ma sát vào dây đàn). Khi dế sống ở trong hang, khe gạch, kẽ đá, nhờ tác dụng phóng thanh của nơi ở, tiếng kêu sẽ càng vang hơn.