Câu chuyện "cứu" thế giới của các bạn trẻ thế hệ Z: Khi mạng xã hội trở thành công cụ để kết nối và lan tỏa những điều tốt đẹp

Bơ Spiderum, Theo Helino 21:33 03/09/2018
Chia sẻ

Bằng cách sử dụng mạng xã hội như một cánh tay phải đắc lực, khao khát muốn thay đổi thế giới của thế hệ Z lại càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Thế hệ Z (những người trẻ sinh từ năm 1996 đến năm 2015) vẫn được các nhà khoa học ưu ái gọi là "Philanthroteens". Đây là thuật ngữ chỉ những người trẻ luôn khao khát bước ra ngoài và làm gì đó để thay đổi thế giới. Họ không ngồi một chỗ và mơ mộng về tương lai xán lạn. Bởi đối với thế hệ Z, khi sống giữa một thế giới đầy đủ điều kiện để xông pha và tiến lên, việc ngồi một chỗ viển vông là một điều lãng phí. Và cái "điều kiện" rõ rệt nhất mà thế hệ Z đang sở hữu chính là mạng xã hội.

Hơn 1 triệu người trẻ, rất nhiều trong số đó là thế hệ Z đã check-in trên fanpage Standing Rock Indian Reservation. Sự check-in này không đơn thuần chỉ là một hoạt động tương tác trên mạng xã hội. Những người tham gia tin rằng, hàng triệu trái tim đồng lòng sẽ có thể giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc khai thác dầu trái phép tại Dakota. 

Câu chuyện cứu thế giới của các bạn trẻ thế hệ Z: Khi mạng xã hội trở thành công cụ để kết nối và lan tỏa những điều tốt đẹp - Ảnh 1.

Rõ ràng, những người tham gia tin rằng hàng triệu trái tim đồng lòng sẽ có thể giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc khai thác dầu trái phép tại Dakota.

Ice Bucket Challenge: Dội nước để ủng hộ teo cơ!

Cách đây vài năm, Dội nước đá lên đầu là trò chơi thử thách nhằm nâng cao nhận thức về ALS (xơ cứng teo cơ một bên) - một căn bệnh khiến các tế bào thần kinh vận động của con người bị tê liệt. Người chơi sẽ bị dội một xô nước chứa đầy đá lạnh lên đầu, ghi hình lại rồi tung lên mạng xã hội và được quyền thách thức một hoặc nhiều người khác làm việc này. 

Trong vòng 24h, người bị thách thức phải có câu trả lời. Nếu không đồng ý, họ sẽ phải quyên góp 100 USD (tương đương 2,3 triệu đồng) cho quỹ từ thiện của Hiệp hội ALS (Quỹ Phòng chống Bệnh xơ cứng teo cơ một bên). Ngay từ khi bắt đầu, trào lưu này đã lan tỏa thế giới qua mạng xã hội và thu hút được hàng loạt ngôi sao nổi tiếng tham gia. Tất cả đều nhờ hàng triệu cú click chuột, share clip trên các trang mạng xã hội.

Câu chuyện cứu thế giới của các bạn trẻ thế hệ Z: Khi mạng xã hội trở thành công cụ để kết nối và lan tỏa những điều tốt đẹp - Ảnh 2.

Ngay từ khi bắt đầu, trào lưu này đã lan tỏa ra toàn thế giới qua mạng xã hội và thu hút được hàng loạt ngôi sao nổi tiếng tham gia

#MeToo: Hàng triệu nạn nhân bị lạm dụng "dậy sóng" trên Twitter

Đối với thế hệ Z, đôi khi mạng xã hội còn là công cụ để tự bảo vệ chính bản thân mình. Năm 2017, Harvey Weinstein, một trong những nhà sản xuất lớn nhất kinh đô điện ảnh Hollywood, cuối cùng cũng bị lôi ra ánh sáng với bộ mặt của một tên ác quỷ chuyên quấy rối tình dục các nữ diễn viên. Ngay lập tức, hashtag #metoo trên Twitter, nơi những câu chuyện xúc động do chính những người trong cuộc chia sẻ đang khiến rất nhiều cư dân mạng phẫn nộ.

Câu chuyện cứu thế giới của các bạn trẻ thế hệ Z: Khi mạng xã hội trở thành công cụ để kết nối và lan tỏa những điều tốt đẹp - Ảnh 3.

Ngay lập tức, hashtag #metoo trên Twitter, nơi những câu chuyện xúc động do chính những người trong cuộc chia sẻ, đang khiến rất nhiều cư dân mạng phẫn nộ

Grace Masback - PERIOD: Học hỏi không ngừng qua mạng xã hội

Grace Masback, tác giả của cuốn sách Hiểu về tiếng nói và hành vi thế hệ Z: Thế hệ thống trị nước Mỹ trong tương lai gần, ví linh cảm đặc biệt của thế hệ Z trong thời đại số giống một chiếc cánh bạc sau khủng hoảng kinh tế.

Cô cho rằng: "Chúng ta vẫn chỉ nhìn thấy những gì khủng hoảng kinh tế gây ra với gia đình, cộng đồng và thế giới xung quanh. Bởi con người luôn muốn thế giới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, khi cộng đồng đã đạt đến mức bão hòa nhất định, đã đến lúc chúng ta nên quan tâm cả chiều ngược lại nữa, rằng liệu ta đã làm gì để cho thế giới này tốt đẹp hơn?".

Câu chuyện cứu thế giới của các bạn trẻ thế hệ Z: Khi mạng xã hội trở thành công cụ để kết nối và lan tỏa những điều tốt đẹp - Ảnh 4.

Nadya làm những việc này khi cô vẫn còn là một sinh viên năm nhất

Một trong những ví dụ cô muốn đề cập đến chính là cô nàng 18 tuổi, Nadya Okamoto. Cô là người được biết đến như một người sáng lập và điều hành dự án PERIOD - một tổ chức phi lợi nhuận có sứ mệnh giữ gìn vệ sinh và cung cấp các kỹ năng cần thiết cho các bạn trẻ. Nadya đã thành công trong việc sử dụng Facebook, Twitter hay Instagram để nâng cao nhận thức của mọi người về sứ mệnh của tổ chức. Bên cạnh đó, cô cũng sử dụng mạng xã hội như một phương thức quảng cáo hữu hiệu bằng các đề tài bổ ích cho sinh viên trong khu vực. 

Dan Miller - Young Professional UK: LinkedIn thứ hai cho sinh viên

Dan Miller là một trong những doanh nhân trẻ thành đạt nhất London. Chỉ mới 19 tuổi, nhưng cậu đã trở thành CEO của Young Professional UK - một công ty truyền thông - với mục tiêu tiếp cận đến 5 triệu người trẻ Anh Quốc trước năm 2022. 

Hiện tại, Young Professional UK đã có mặt tại 400 trường trung học và đại học tại Anh. "Sứ mệnh của chúng tôi là trở thành LinkedIn thứ hai dành cho sinh viên, học sinh. Đơn giản chỉ bởi LinkedIn không đủ gần gũi với nhóm đối tượng này". 

Câu chuyện cứu thế giới của các bạn trẻ thế hệ Z: Khi mạng xã hội trở thành công cụ để kết nối và lan tỏa những điều tốt đẹp - Ảnh 5.

Với thành quả này, Dan Miller đã trở thành biểu tượng thành công cho thế hệ Z tại Anh

Bằng sự say mê và quyết tâm tạo ra đột phá, YPU đã đạt doanh thu 45000 EURO (hơn 1,2 tỷ đồng) và nâng số vốn đầu tư lên 50000 EURO (hơn 1,3 tỷ đồng). Với thành quả này, Dan Miller đã trở thành biểu tượng thành công cho thế hệ Z tại Anh.

Cùng vô vàn các start-up "kết nối" khác

Đó là còn chưa kể đến những ứng dụng/trang web đã thành công trong việc kết nối hàng triệu người dùng. Mặc dù được "điểm mặt" như một start-up, nhưng những AirBnB, Couchsurfing, Grab, Uber, Amazon,... đều nở rộ trong lĩnh vực kết nối con người. Các start-up đó đã mang biến nhiều ý tưởng mới lạ trở thành hiện thực. Chẳng hạn như, những căn nhà được thuê với thủ tục gọn nhẹ dành cho khách du lịch, những người bạn không hề quen biết vui chơi cùng nhau ở một mảnh đất xa lạ hay những chuyến vận tải hành khách giá rẻ. 

Những ứng dụng này tuy khác nhau ở mục đích sử dụng, nhưng cùng có chung một sứ mệnh, đó là gắn kết mọi thành viên trong cộng đồng với nhau. Và nền tảng của mạng xã hội, tất nhiên là một nơi tuyệt vời để lan tỏa sự hữu ích của các ứng dụng, chỉ cần thông qua một thuật ngữ duy nhất: chạy quảng cáo.

Câu chuyện cứu thế giới của các bạn trẻ thế hệ Z: Khi mạng xã hội trở thành công cụ để kết nối và lan tỏa những điều tốt đẹp - Ảnh 6.

Mặc dù được "điểm mặt" như một start-up, nhưng những AirBnB, Couchsurfing, Grab, Uber, Amazon,... đều nở rộ trong lĩnh vực kết nối con người.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều nhân tố dám nghĩ dám làm trong thế hệ Z "theo chân" Nadya để tạo nên bước ngoặt đổi thay. Trên thực tế, một nghiên cứu của Cassandra mới đây cho thấy 49% bạn trẻ tham gia tình nguyện ít nhất một lần một tháng. 20% bạn trẻ quyết tâm sẽ gây dựng quỹ tình nguyện của riêng mình vào một ngày nào đó trên mạng xã hội. Họ đều được truyền cảm hứng để tiêu tiền vào nơi trái tim họ muốn. Trong một báo cáo khác, 32% thế hệ Z ủng hộ cho những dự án xã hội hàng tháng. Thậm chí, 39% trong số đó còn nói rằng, chia sẻ tài chính trong những việc tốt sẽ giúp chính họ trở nên thoải mái và dễ chịu.

Tổng hợp từ nhiều nguồn

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày