Câu chuyện con gián ở Trung Quốc: Từ loài côn trùng bị đập bằng dép tới siêu thực phẩm của tương lai

Mike Spiderum, Theo Helino 00:00 12/06/2018
Chia sẻ

Loài gián luôn là nỗi khiếp đảm của những chị em phụ nữ… và cả những cánh mày râu. Nhưng mấy ai biết rằng, loài vật được xem là “kinh tởm bậc nhất” này có khả năng trở thành một “cứu tinh” của loài người trong tương lai.

Hàng trăm nông dân ở Trung Quốc bắt đầu trào lưu chăn nuôi… gián với nhiều quy mô khác nhau. Nguyên nhân có lẽ nằm ở việc những người nông dân này đã phát hiện ra tiềm năng của loài côn trùng này trong việc cung cấp thực phẩm, thuốc men và nhiều công dụng khác.

Theo ông Liu Yusheng, giáo sư chuyên nghiên cứu về côn trùng tại Đại học Nông nghiệp Sơn Đông, đồng thời là Chủ tịch hiệp hội côn trùng tại đây cho hay, công cuộc nghiên cứu và chăn nuôi gián đã có những phát triển lớn trong vài năm qua, thậm chí số lượng người nuôi gián đã tăng gấp 3 lần chỉ trong vòng 3 năm.

Câu chuyện con gián ở Trung Quốc: Từ loài côn trùng bị đập bằng dép tới siêu thực phẩm của tương lai - Ảnh 1.

Hàng trăm nông dân ở Trung Quốc bắt đầu trào lưu chăn nuôi… gián với nhiều quy mô khác nhau.

Khi gián trở thành một phương thuốc chữa bách bệnh

Tọa lạc tại thành phố Tây Xương của tỉnh Tứ Xuyên, cách Sơn Đông 2000 km, là một tòa nhà 2 tầng của tập đoàn dược phẩm Gooddoctor. Nơi đây được xây dựng nhằm dành riêng cho việc nuôi gián để bào chế thuốc chữa lở loét.

Nhìn từ bên ngoài, nơi đây chẳng khác gì những tòa nhà thông thường, thế nhưng khi tiến lại gần, một mùi đặc trưng của ẩm mốc, dầu và một vài thứ khác chính là dấu hiệu hiện diện của hàng tỉ con gián được nuôi ở đây.

Tại đây, loài gián Mỹ được nuôi trong các phòng sinh sản tăm tối và ẩm ướt với nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện sinh sản khác luôn được giữ ở mức ổn định bởi một hệ thống tập trung.

Câu chuyện con gián ở Trung Quốc: Từ loài côn trùng bị đập bằng dép tới siêu thực phẩm của tương lai - Ảnh 2.

Tại đây, loài gián Mỹ được nuôi trong các phòng sinh sản tăm tối và ẩm ướt với nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện sinh sản khác luôn được giữ ở mức ổn định bởi một hệ thống tập trung.

Giải thích cho điều này, các công nhân tại đây cho hay, gián là loài ưa ẩm ướt và thích trú ẩn tại những nơi tối và hẹp. Ở tầng trên của nhà máy là một loạt các thùng kim loại được kết nối trực tiếp với các phòng sinh sản phía dưới. Các thùng kim loại này có khả năng "thủ tiêu" khoảng 6 tấn gián một lúc và đồng thời dùng nhiệt để chiết xuất tinh chất nhằm bào chế thuốc từ loài côn trùng gớm ghiếc này.

Câu chuyện con gián ở Trung Quốc: Từ loài côn trùng bị đập bằng dép tới siêu thực phẩm của tương lai - Ảnh 3.

Ở tầng trên của nhà máy là một loạt các thùng kim loại được kết nối trực tiếp với các phòng sinh sản gián phía dưới.

Thuốc sau đó được bào chế tại các phòng vô trùng bảo mật. Loại thuốc được bào chế từ gián có tên là Kangfuxin Ye. Nó có khả năng chữa các chứng loét miệng, loét dạ dày, các vết bỏng trên da hay vết thương, thậm chí có thể ngăn ngừa cả ung thư dạ dày. Bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp loại thuốc này để chữa loét hay thoa bên ngoài để chữa lành các vết thương ngoài da.

Trong những năm qua, thuốc đã được đưa vào hàng ngàn bệnh viện tại Trung Quốc. Điều này đã mở rộng thêm cơ sở sản xuất lên đến 12.000 mét vuông, từ một nhà máy 20 mét vuông trong những thập kỷ trước.

Tuy được lưu hành tại Trung Quốc, loại thuốc này vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện so với các loại thuốc của phương Tây. Bởi lẽ, những chai thuốc này chưa thể cô lập một chất hóa học hoạt tính của loài gián trong quá trình sản xuất. Dù vậy, chủ tịch của Gooddoctor vẫn hi vọng rằng một ngày nào đó, cả thế giới sẽ công nhận loại thuốc này.

Xử lý chất thải bằng gián

Trên khắp Trung Quốc, đặc biệt ở vùng nông thôn của tỉnh Sơn Đông, hàng trăm nông dân đang "nuôi trồng" trứng gián và bán ấu trùng của chúng cho các công ty xử lý chất thải nhà bếp.

Đi đầu trong ngành công nghiệp mới nổi này là ông Li Yanrong, nhà sáng lập của công ty công nghệ nông nghiệp Qiaobin (tọa lạc tại thành phố Chương Khâu, Sơn Đông). Ông Li cho hay, 3 tỉ con gián tiêu thụ được 15 tấn thức ăn thừa, tức một phần tư lượng chất thải nhà bếp của cả thành phố mỗi ngày. Bằng cách nghiền nhỏ các chất thải và đưa chúng đến các máng chứa gián, các chất thải được xử lý hầu như triệt để. Và toàn bộ quá trình này diễn ra hoàn toàn tự động.

Câu chuyện con gián ở Trung Quốc: Từ loài côn trùng bị đập bằng dép tới siêu thực phẩm của tương lai - Ảnh 4.

Ông Li cho hay, 3 tỉ con gián tiêu thụ được 15 tấn thức ăn thừa, tức một phần tư lượng chất thải nhà bếp của cả thành phố mỗi ngày.

Hơn nữa, ông lập luận rằng việc dùng gián trong việc xử lý chất thải nhà bếp có phần vượt trội hơn so với việc sử dụng các biện pháp khác vì nó không gây hiệu ứng nhà kính hay ô nhiễm mạch nước ngầm.

Thậm chí, cả khi gián chết đi, chúng vẫn mang lại nhiều công dụng khác. Một trong số đó có thể kể đến chính là nghiền gián trở thành bột protein cho vào thức ăn cho gà, vì lượng protein trong gián chiếm đến 60%.

Liệu gián sẽ trở thành siêu thực phẩm của nhân loại trong tương lai?

Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Trong nhiều nền văn hóa ẩm thực của các nước, gián và một số loại côn trùng khác không còn là điều quá xa lạ. Theo một công bố của Tổ chức Lương thực và Nông Nghiệp của Liên Hợp Quốc vào năm 2013, mọi người nên bắt đầu ăn côn trùng như một giải pháp cho tình trạng thiếu lương thực.

Câu chuyện con gián ở Trung Quốc: Từ loài côn trùng bị đập bằng dép tới siêu thực phẩm của tương lai - Ảnh 5.

Trong nhiều nền văn hóa ẩm thực của các nước, gián và một số loại côn trùng khác không còn là điều quá xa lạ.

Gián thường được chiên hoặc xào với một số loại gia vị khác. Hơn nữa, một chi của loài gián có tên khoa học là Diploptera punctata, đây là chi duy nhất của loài gián có khả năng sinh con thay vì đẻ trứng, và do vậy có thể sản xuất ra sữa.

Loại gián này được tìm thấy chủ yếu trên các đảo Thái Bình Dương. Theo một số nhà nghiên cứu Ấn Độ, sữa gián có thể cung cấp cho con người gấp 3 lần số năng lượng mà sữa bò mang lại. Tuy vậy,  vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy sữa gián sẽ thực sự an toàn cho con người.

Nguồn: South China Morning Post

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày