Vào năm 1951, cậu bé James Harrison 14 tuổi, bất ngờ tỉnh dậy sau ca phẫu thuật phức tạp ở ngực. Các bác sĩ đã cắt bỏ một bên phổi, giữ cậu lại trong bệnh viện 3 tháng để theo dõi.
Trong khoảng thời gian khó khăn đó, Harrison biết rằng, cậu vẫn còn sống nhờ một lượng máu lớn được hiến tặng. Từ đó về sau, Harrison thề rằng sẽ trở thành một người hiến máu. Tuy nhiên, luật pháp của Úc quy định người hiến máu phải ít nhất 18 tuổi, vì vậy cậu bé phải đợi thêm 4 năm nữa.
James Harrison
Tuy nhiên, Harrison vẫn giữ nguyên lời thề. Cậu bé ngày nào đã hiến máu cho Hội chữ thập đỏ Úc trong liên tục 60 năm và giúp cứu sống hàng triệu mạng người.
Không lâu sau khi Harrison trở thành người hiến máu, các bác sĩ nói rằng máu của ông có thể giải quyết một vấn đề chết người.
"Cho đến năm 1967, ở Úc có hàng nghìn trẻ sơ sinh tử vong mỗi năm, các bác sĩ bó tay vì không biết lý do vì sao. Chuyện đó rất kinh khủng". Jemma Falkenmire thuộc Hội chữ thập đỏ Úc nói với CNN, "Nhiều phụ nữ bị sẩy thai hoặc khiến thai nhi bị tổn thương não".
Đến nay, sự phát triển của y tế đã phát hiện ra bệnh rhesus chính là nguyên nhân. Tình trạng này diễn ra khi máu của thai phụ tấn công tế bào máu của chính thai nhi trong bụng.
Bệnh rhesus xảy ra khi một thai phụ có máu rhesus âm (RhD - ), thai nhi mang máu rhesus dương (RhD + ) thừa hưởng từ người cha. Nếu người mẹ bị nhạy cảm với (RhD +), kháng thể trong máu của người mẹ sẽ tấn công và phá hủy các tế bào máu "ngoại lai" của thai nhi.
Kháng thể trong máu của Harrison rất hiếm gặp, có thể dùng để phát triển thuốc Anti-D, giúp ngăn ngừa việc phát triển kháng thể RhD trong thai kỳ.
James Harrison đã 81 tuổi. Cuộc đời của một nhà hiến máu nhân đạo bắt nguồn từ năm ông 14 tuổi
Trong khoảng thời gian khó khăn đó, Harrison biết rằng ông vẫn còn sống nhờ một lượng máu lớn được hiến tặng. Từ đó về sau, Harrison thề sẽ trở thành một người hiến máu nhân đạo
"Cho đi để nhận lấy" là cách Harrison cám ơn cuộc đời
Được biết đến như "người đàn ông có cánh tay vàng trong làng hiến máu" (The Man with the Golden Arm), James Harrison đã thực hiện tổng cộng 1173 lần hiến máu huyết tương - 1163 lần từ cánh tay phải, 10 lần từ cánh tay trái
Theo ước tính của Hội chữ thập đỏ Úc, Harrison đã cứu sống 2,4 triệu mạng người thông qua hiến máu
Kháng thể trong máu của Harrison rất hiếm gặp, có thể dùng để phát triển thuốc Anti-D, giúp ngăn ngừa việc phát triển kháng thể RhD trong thai kỳ
"Cho đến năm 1967, ở Úc có hàng nghìn trẻ sơ sinh tử vong mỗi năm, các bác sĩ bó tay vì không biết lý do vì sao. Chuyện đó rất kinh khủng". Jemma Falkenmire thuộc Hội chữ thập đỏ Úc nói với CNN, "Nhiều phụ nữ bị sẩy thai hoặc khiến thai nhi bị tổn thương não"
Giới khoa học chưa hề có manh mối chắc chắn, giải thích vì sao Harrison lại có loại máu siêu hiếm này. Giả thuyết phù hợp nhất từ trước đến giờ, liên quan đến việc ông được truyền máu năm 14 tuổi. Hội chữ thập đỏ Úc cho biết, ở đây có dưới 50 người giống như Harrison. Tuy nhiên, không phải ai cũng dũng cảm cống hiến cho xã hội như ông
"Đó là điều tôi có thể làm, là một trong những tài năng của tôi, có khi là tài năng duy nhất, trở thành người hiến máu"
Theo B.P