Cảnh báo 5 sai lầm tai hại khi dùng ấm siêu tốc: Số 4 nhiều người mắc, bác sĩ khuyên phải sửa gấp

Lam Phương, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 16:16 08/07/2025
Chia sẻ

Bạn có chắc mình đã dùng ấm đúng cách?

Từ nấu mì, pha trà, đun nước tắm đến nấu cháo… chỉ cần dùng một chiếc ấm siêu tốc đã có thể giúp ta tiết kiệm được nhiều thời gian. Nhưng thật ra, có 5 lỗi sai khi dùng ấm đun siêu tốc mà 10 người thì hết 9 người mắc phải, không chỉ làm ấm nhanh hỏng mà còn gây nguy cơ cháy nổ và ảnh hưởng sức khỏe. 

1. Đổ nước tùy tiện

Nhìn kỹ bên trong ấm bạn sẽ thấy có vạch "min" (mức thấp nhất) và "max" (mức cao nhất). Hai vạch này có tác dụng giúp bạn đổ nước đúng mức an toàn khi đun. Nếu đổ ít hơn mức tối thiểu, ấm sẽ không đủ nước để làm mát bộ phận gia nhiệt, có thể khiến ấm đun mãi không sôi, thậm chí cháy khét linh kiện bên trong. Còn nếu đổ quá đầy, nước sôi sẽ trào ra ngoài có thể gây bỏng, lại dễ làm nước chảy xuống mạch điện ở đế, cực kỳ nguy hiểm vì dễ gây chập cháy.

Vậy nên, khi dùng ấm siêu tốc bạn hãy tập thói quen đổ nước trong mức cho phép, vừa giúp ấm bền hơn, vừa đảm bảo an toàn.

Cảnh báo 5 sai lầm tai hại khi dùng ấm siêu tốc: Số 4 nhiều người mắc, bác sĩ khuyên phải sửa gấp- Ảnh 1.

2. Để ấm "cháy máy" khi chưa đổ nước

Một số người có thói quen cắm điện trước, rồi mới đổ nước vào sau. Nghe thôi đã thấy hành động này siêu nguy hiểm và gây hại nghiêm trọng cho ấm. Ấm siêu tốc có công suất lớn, từ 1000W đến hơn 2000W. Khi vừa cắm điện là sẽ lập tức bắt đầu đun nóng. Nếu lúc đó chưa có nước, chỉ trong vài giây là mâm nhiệt đã bị nung quá nóng, gây hư hỏng nhanh chóng.

Lời khuyên cho bạn là luôn đổ đầy nước rồi mới cắm điện. Đừng vì tiết kiệm vài giây mà rút ngắn cả tuổi thọ của ấm cũng như đánh đổi cả sự an toàn trong nhà.

Cảnh báo 5 sai lầm tai hại khi dùng ấm siêu tốc: Số 4 nhiều người mắc, bác sĩ khuyên phải sửa gấp- Ảnh 2.

3. Không vệ sinh phần đế ấm

Nhiều người rất chăm lau phần thân và trong ấm nhưng lại quên phần đế điện - nơi cực kỳ quan trọng. Nếu nước đun bị trào xuống mà không lau sạch kịp thời, hơi nước và chất bẩn sẽ gây ẩm ướt, tích tụ bụi, cặn, thậm chí rỉ sét các linh kiện điện bên trong, làm ấm chập chờn, dễ bị chập cháy. Đặc biệt, nếu đế có lỗ thông gió hoặc khe dẫn điện mà bị bụi lọt vào thì khả năng tiếp xúc điện kém là rất cao.

Thế nên bạn nên thường xuyên lau khô đế ấm bằng khăn mềm. Từ đó giữ cho khu vực này luôn khô ráo, sạch sẽ để đảm bảo an toàn điện.

Cảnh báo 5 sai lầm tai hại khi dùng ấm siêu tốc: Số 4 nhiều người mắc, bác sĩ khuyên phải sửa gấp- Ảnh 3.

4. Không tẩy cặn đáy

Sau một thời gian sử dụng, đáy ấm siêu tốc thường bị bám một lớp cặn trắng hoặc vàng ngà. Đó chính là canxi, magie lắng lại từ nước máy. Nếu để lâu, lớp cặn này sẽ càng dày và:

- Khiến nước sôi lâu hơn

- Gây mùi khó chịu, làm nước uống có vị lạ

- Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu cặn hòa vào nước

Cách vệ sinh cực đơn giản, bạn chỉ cần: Đổ vào ấm khoảng 1 bát con nước pha với 2 - 3 thìa giấm trắng hoặc vài lát chanh. Sau đó bật ấm đun sôi, để yên khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Cặn sẽ tự bong tróc ra ngay.

Mỗi tháng bạn nên vệ sinh ấm 1 - 2 lần, đặc biệt nếu dùng nước máy cứng (có nhiều khoáng).

Cảnh báo 5 sai lầm tai hại khi dùng ấm siêu tốc: Số 4 nhiều người mắc, bác sĩ khuyên phải sửa gấp- Ảnh 4.

5. Mua ấm rẻ tiền, không để ý chất liệu ruột

Đây là lỗi mà rất nhiều người mắc phải: Chọn ấm dựa trên giá, không quan tâm đến chất liệu bên trong. Lý do là ấm siêu tốc thường có ruột bằng inox nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Nếu chọn phải loại inox kém chất lượng, khi đun nước ở nhiệt độ cao sẽ giải phóng tạp chất, ảnh hưởng đến sức khỏe.

An toàn nhất là ấm làm từ inox 304 hoặc 316, đây là loại inox dùng trong ngành thực phẩm, chịu nhiệt tốt, không thôi nhiễm chất độc. Vì vậy, bạn đừng tiếc vài chục nghìn đồng mà mua ấm trôi nổi, hãy chọn thương hiệu rõ ràng, có thông tin chất liệu in rõ trên bao bì. Dùng hàng tốt không chỉ yên tâm hơn mà còn giúp ấm bền lâu.

Nguồn: Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày