Ngôi nhà mang tên The Ryokan (tiếng Nhật nghĩa là "nhà trọ") nhìn ra bãi biển Manly (Australia) - địa điểm nổi tiếng được nhiều du khách tới nghỉ mát, lướt sóng và chơi bóng chuyền.
Tòa nhà mà The Ryokan tọa lạc vốn là một quán rượu hai tầng được thiết kế theo phong cách Victoria, được xây dựng vào thế kỷ 18. Trong vòng nhiều năm, thêm hai tầng nữa được xây phía trên, tạo thành tòa nhà bốn tầng với nhiều mục đích sử dụng. Tầng một là các cửa hàng cho thuê, tầng hai được chia thành các căn hộ nhỏ.
(Ảnh: Never Too Small)
Trước khi được cải tạo, ngôi nhà rộng vỏn vẹn 52m2 gần như chẳng có mấy ánh nắng. Ngoài ra, hệ thống máy bơm phức tạp cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho Dan Yang và đội ngũ Dform Projects.
Các KTS đã loại phá bỏ tường phòng ngủ để cho ánh sáng tự nhiên lọt sâu vào nhà, cũng như chuyển phòng tắm ra xa cửa vào. Họ cũng mở rộng phòng bếp, phòng khách và phòng ăn, kết hợp chúng thành một khu vực lớn giao nhau.
(Ảnh: Never Too Small)
Việc sử dụng thiết kế gỗ "từ sàn đến trần" giúp xóa nhòa khoảng cách giữa bên trong với bên ngoài, tăng cường sự tự nhiên cho căn hộ. Ngôi nhà trở nên hòa hợp với không gian xinh đẹp xung quanh, phù hợp với yêu cầu của khách hàng là tạo ra "một trải nghiệm độc đáo, đậm chất Manly".
Ngôi nhà vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ, mà không thiếu bất kỳ chức năng quan trọng nào. Tiền sảnh là sự kết hợp giữa tủ để đồ và genkan - lối vào kiểu Nhật. Nơi này có một ngách nhỏ để treo áo khoác cho khách và cất chìa khóa nhà, cũng như một ngăn nhỏ để giày.
(Ảnh: Never Too Small)
Ở phòng khách, các KTS đã thiết kế một bệ nổi, gợi nhớ đến căn phòng tatami truyền thống. Phòng khách cũng được nối thẳng sang phòng ngủ.
Ở bếp, các chi tiết màu đen tuyền kết hợp cùng những tấm gương đồng tạo ra sự phản chiếu cho khu vực bếp. Đội ngũ Dform Projects quyết định sử dụng một tấm gương đồng đặt trong phòng gỗ để tạo ra sự phản chiếu nhẹ nhàng hơn cho không gian xung quanh.
(Ảnh: Never Too Small)
(Ảnh: Never Too Small)
(Ảnh: Never Too Small)
Chiếc ghế băng dựa tường kết hợp hoàn hảo với phòng ngủ. Ngay lối vào có vườn zen, được đặt phía sau bức tường kính nối với khu bếp.
Ở đây có một cây bonsai vươn mình ra khỏi tường, trông vô cùng độc đáo. Cây này được làm từ những vật liệu giống y như thật, không cần chăm sóc. Các KTS chủ ý đặt cây ngay dưới giếng trời, để ánh sáng tự nhiên lọt vào nhà và chiếu vào cây.
(Ảnh: Never Too Small)
(Ảnh: Never Too Small)
Phía bên kia khu vườn là một tấm rèm mỏng cho phép ánh sáng xuyên vào phòng ngủ, nhưng vẫn đủ để đảm bảo sự riêng tư cho gia đình chủ nhà. Cạnh chiếc đệm là hai hốc nhỏ đóng vai trò như tủ đầu giường, bên trên là hai chiếc đèn tường để bật vào buổi tối.
Bên cạnh phòng ngủ là không gian thiền. Lối vào là một ô cửa sổ to, được lấy cảm hứng từ phòng trà truyền thống Nhật Bản.
(Ảnh: Never Too Small)
(Ảnh: Never Too Small)
Đội ngũ KTS cố tình hạ trần và nâng sàn để nén không gian theo chiều dọc, nhờ đó gia chủ có thể ngồi ngay trên sàn sau khi chui qua lối vào. Tại đây, họ thiết kế thêm một khu vườn thẳng đứng không cần chăm sóc khác. Căn phòng này là địa điểm lý tưởng để các thành viên trong nhà tìm lại bình yên sau một ngày làm việc căng thẳng.
Phía dưới phòng ngủ và phòng thiền là một không gian có thể tích khoảng 15m3, dùng để chứa đồ cồng kềnh và đồ đạc theo mùa. Phòng ngủ thứ hai được thiết kế ẩn, nằm ở phía bên kia của lối vào chính. Khi cửa phòng ngủ mở ra, bức tường ngăn bằng gỗ ốp sẽ trở thành phần mở rộng của lối vào kiểu Nhật, đằng sau là một phòng làm việc nhỏ nhưng đầy đủ chức năng.
(Ảnh: Never Too Small)
(Ảnh: Never Too Small)
(Ảnh: Never Too Small)
(Ảnh: Never Too Small)