Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ đối với các đối tượng: Phạm Ngọc Tiến; Lương Thị Yến; Nguyễn Văn Đức; Nguyễn Thành Tâm (cùng SN 2000); Nguyễn Thành Tâm (SN 1978) và Nguyễn Hữu Tuấn (cùng trú tại Hà Nội) về hành vi phạm tội trên. (Ảnh: Công an TP Hà Nội)
Theo công an, Phạm Ngọc Tiến đã chỉ đạo Lương Thị Yến (là kế toán công ty) thành lập 17 công ty, trong đó có 6 công ty có chức năng nhập khẩu hàng hóa, 11 công ty có chức năng phân phối hàng hóa trong nước. Nguồn ảnh: Báo Công an nhân dân
Thời gian đầu, Tiến nhập các loại thực phẩm chức năng do nước ngoài sản xuất về phân phối trong nước. Khi thấy thị trường phản hồi tốt, bán được nhiều hàng, Tiến đã nảy sinh ý định sản xuất, gia công hàng trong nước, lấy thương hiệu của nước ngoài để bán. Nguồn ảnh: Báo Công an nhân dân
Bản thân là dược sỹ nên Tiến tự tạo ra công thức của các sản phẩm, sau đó mua vật liệu trong nước giao cho nhân viên không có trình độ, bằng cấp tự phối trộn thành viên nang và đóng gói thành các sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài là thực phẩm chức năng và thiết bị y tế... Ảnh: Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội
Cận cảnh xưởng sản xuất hàng giả do Phạm Hữu Tiến thành lập tại thị trấn Như Quỳnh (Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và thành lập Công ty in Âu Việt tại Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) để in màng nhôm phục vụ ép vỉ sản phẩm. Ảnh: Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội
Ảnh cắt từ clip
Thông tin trên các vỏ hộp được in bằng tiếng nước ngoài, thể hiện hàng hóa xuất xứ từ nước ngoài. Tem nhãn phụ được Tiến và Nguyệt thuê người dán tại xưởng Hưng Yên và kho hàng tại Xa La (Hà Đông). (Ảnh: Công an TP.Hà Nội)
Ngày 7/5/2025, Phòng cảnh sát kinh tế đồng loạt tổ chức khám xét khẩn cấp gần 20 điểm liên quan đến ổ nhóm này là nơi sản xuất, gia công, cất giấu, tiêu thụ hàng hóa rải rác trên 20 tỉnh, thành trong toàn quốc. Ảnh cắt từ clip báo Tuổi Trẻ
Kết quả khám xét khẩn cấp tại các địa điểm thu giữ được 30 khuôn bế dập gân vỏ hộp, hơn 28.500 hộp thực phẩm chức năng, hơn 34.800 lọ thực phẩm chức năng, hơn 38.900 vỉ chứa các viên thực phẩm chức năng, hơn 8.500 thùng chứa nhiều vỏ hộp các loại, gần 100 thùng tem nhãn, các loại máy móc, dây chuyền, công cụ, nguyên vật liệu… để sản xuất hàng giả (Ảnh cắt từ clip báo Tuổi Trẻ)
Số lượng trên tương đương hơn 100 tấn hàng hóa là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả (khoảng 100 mã sản phẩm khác nhau). Ảnh: Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội
Tang vật cơ quan Công an thu giữ. Ảnh: Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội
Nhiều sản phẩm có dấu hiệu bị hư hỏng. Ảnh: Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội
Mở rộng xác minh xác định, các công ty của Tiến và Nguyệt đã xuất bán hàng hóa cho hàng trăm đơn vị, tổ chức, cá nhân trên toàn quốc. Phòng cảnh sát kinh tế đã tổ chức thu hồi tại nhiều tỉnh, thành với nhiều loại mẫu mã sản phẩm khác nhau. Ảnh: Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội
Tất cả các nhãn mác trên sản phẩm này đều được ghi bằng tiếng nước ngoài, thể hiện hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ...