Cắm 1 thứ vào đất, cả điện lẫn mạng không bao giờ tắt - "Động cơ vĩnh cửu" có thật?

Hoài Giang, Theo Đời sống & Pháp luật 16:08 17/01/2024
Chia sẻ

Các nhà khoa học đã phát triển công nghệ thu điện từ đất, có thể cung cấp năng lượng gần như vô tận.

Hôm 12/1, tạp chí Proceedings of the Association for Computing Machinery on Interactive, Mobile, Wearable and Ubiquitous Technologies đã đăng tải một nghiên cứu rất đáng chú ý.

Đó là việc nhóm nghiên cứu của Đại học Northwestern (Mỹ) đã chế tạo ra thiết bị có kích thước tương đương cuốn sách có thể trở thành nguồn cung cấp năng lượng không ngừng.

Thiết bị có thể phù hợp cho các cảm biến sử dụng IoT (Internet of Thing - Internet vạn vật) được sử dụng trong nông nghiệp cũng như các thiết bị khác ở những nơi hẻo lánh.

Được biết thiết bị công nghệ được chế tạo chủ yếu bằng in 3D này hoạt động bằng cách tạo ra điện từ vi khuẩn tự nhiên có trong đất, cung cấp một lựa chọn thay thế so với các loại pin độc hại và dễ cháy.

Cắm 1 thứ vào đất, cả điện lẫn mạng không bao giờ tắt - Động cơ vĩnh cửu có thật? - Ảnh 1.

Ảnh: Đại học Northwestern (Mỹ)

Phó giáo sư về Kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Đại học Northwestern ông George Wells nhấn mạnh:

"Những vi sinh vật này có mặt khắp nơi - chúng đã và đang sống trong đất ở mọi nơi. Chúng ta có thể sử dụng những thiết bị đơn giản về kỹ thuật để thu năng lượng điện từ chúng.

Mặc dù không thể cung cấp năng lượng cho cả thành phố với nguồn điện này nhưng chúng ta có thể thu nhặt một lượng năng lượng nhỏ để cung cấp cho các ứng dụng thực tế, tiêu thụ năng lượng thấp".

Cần lưu ý rằng đây không phải là lần đầu tiên Pin nhiên liệu vi sinh trong đất (MFC) xuất hiện.

Công nghệ này đã được nhà thực vật học người Anh Michael Cressé Potter phát hiện ra từ 113 năm trước.

Tuy nhiên phải đến thế kỷ 21, những ứng dụng thương mại đầu tiên về MFC mới được đề xuất, với Foster's Brewing sử dụng một nguyên mẫu để chuyển đổi men trong nước thải của nhà máy bia thành điện.

Cắm 1 thứ vào đất, cả điện lẫn mạng không bao giờ tắt - Động cơ vĩnh cửu có thật? - Ảnh 2.

MFC của Fosters.

Quay trở lại với MFC của Đại học Northwestern.

Nguyên mẫu thiết bị đã được thử nghiệm trong điều kiện ẩm và khô để cung cấp năng lượng cho các cảm biến đo độ ẩm và phát hiện rung động - vượt qua 120% hiệu suất của các công nghệ pin tương tự.

Cựu sinh viên của Northwestern Bill Yen, người đứng đầu nghiên cứu cho biết:

"Số lượng thiết bị trong IoT đang liên tục tăng lên.

Nếu chúng ta tưởng tượng một tương lai với hàng nghìn tỷ thiết bị này, chúng ta sẽ không thể tiếp tục tạo ra những thiết bị từ lithium, kim loại nặng và các chất độc hại cho môi trường.

Chúng ta cần tìm ra những lựa chọn thay thế có thể cung cấp lượng năng lượng thấp cho một mạng lưới thiết bị phân tán.

Miễn là trong đất có carbon hữu cơ để vi sinh vật phân hủy, loại pin này có khả năng tồn tại mãi mãi".

Vào năm 2013, tổ chức Global Standards Initiative on Internet of Things (IoT-GSI) định nghĩa IoT là "hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch vụ chuyên sâu thông qua các vật thể được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu được tích hợp".

Hiểu một cách đơn giản, IoT là việc một mạng lưới kết nối, thu thập và truyền tải dữ liệu từ tất cả các thiết bị, phương tiện vận tải, phòng ốc và các trang thiết bị khác trong cuộc sống của con người.

Theo dự đoán, sẽ có 500 tỉ thiết bị được kết nối với IoT vào năm 2030. IoT mang lại nhiều cơ hội cho phép các ngành tạo ra các chiến lược và mô hình mới để hiện thực hóa ý tưởng. IoT là sự kết hợp đa lĩnh vực và đang hướng đến một thế giới thông minh, trong đó mọi thứ đều có thể được truy cập một cách hiệu quả, nhanh chóng.

Cắm 1 thứ vào đất, cả điện lẫn mạng không bao giờ tắt - Động cơ vĩnh cửu có thật? - Ảnh 4.

Hình minh họa.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày