Các nhà khoa học khám phá ra khối lượng Dải Ngân hà

Phương Phương, Theo Đời sống & Pháp luật 09:35 27/03/2019

Các nhà thiên văn học đã tính toán được rằng Dải Ngân hà có khối lượng tương đương 1,5 nghìn tỷ lần Mặt Trời, sai số không đáng kể.

Các nhà khoa học khám phá ra khối lượng Dải Ngân hà  - Ảnh 1.

Các nhà khoa học tìm cách cân khối lượng Dải Ngân hà. Ảnh minh hoạ: BAE

Phép đo chính xác nhất bao gồm tất cả các ngôi sao, hành tinh, bụi, khí và lỗ đen siêu lớn nằm ở trung tâm. “Đó là tất cả mọi thứ có trong Dải Ngân hà”, ông Laura Watkins - một nhà thiên văn học tại trụ sở của Đài thiên văn Nam châu Âu ở Garched, Đức cho biết. “Hiểu biết tổng khối lượng của Dải Ngân hà sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thiên hà”, ông nói thêm.

Các nhà khoa học đã tìm cách cân khối lượng Dải Ngân hà trong nhiều thập kỷ. Ước tính trước đây đã dao động dữ dội từ 500 tỷ đến 3 nghìn tỷ lần so với Mặt Trời. Ước tính mới nhất là ở giữa phạm vi đó, đạt khối lượng khoảng 3 x 10^39 tấn.

Để cân khối lượng, ông Watkins và các đồng nghiệp đã tổng hợp dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Hubble và vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu Châu Gaia - một đài quan sát đang ghi lại vị trí của các ngôi sao để tạo ra bản đồ 3D của Dải Ngân hà. Họ đã sử dụng các kính viễn vọng để đo chuyển động của 46 cụm sao hình cầu, một nhóm khác nhau gồm hàng trăm ngàn ngôi sao quay quanh trung tâm thiên hà.

Bằng cách phân tích chuyển động của các cụm, họ có thể tính được lực hấp dẫn tác động lên chúng và khối lượng tạo ra lực hấp dẫn. Từ đó, họ ngoại suy ra bên ngoài để ước tính khối lượng của Dải Ngân hà cách Trái Đất gần 1 triệu năm ánh sáng. Cùng với việc tính toán khối lượng của nó, các nhà khoa học đã tìm ra kích thước của thiên hà, đến bán kính 129.000 năm ánh sáng.

“Một lý do khiến việc đo khối lượng Dải Ngân hà trở nên cần thiết là vì đó là thiên hà gần Trái Đất nhất mà chúng ta có”, ông Wat Watkins khẳng định.