Bất cứ hành động nào chúng ta làm cũng có thể làm tiêu tốn một lượng calo nào đó chứ? Chắc chắn rồi! Bởi bạn có hay chỉ cần cười lớn 10 phút thôi cũng đủ để thổi bay 50 calo rồi, hay như cả việc đánh răng 2 phút cũng sẽ đốt cháy tới 5 - 7 calo.
Vậy khi làm "chuyện ấy" thì sao nhỉ? Nhiều người cho rằng, sex là một trong những "bài tập thể dục" hiệu quả trong việc đốt cháy calo. Vậy con số thực sự là bao nhiêu?
Một số người cho rằng, khoảng 69 calo đã bốc hơi sau 25 phút từ khi bạn lâm trận tới khi thăng hoa, nhưng người khác lại cho rằng, con số này phải là 200 calo.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của Tạp chí Y học New England ghi nhận, quan hệ tình dục trung bình trên 6 phút chỉ đốt được 21 calo mà thôi. Tính toán này được đưa ra dựa trên ước tính sơ bộ tỷ lệ của một người có lượng chuyển hóa năng lượng trong tình dục trung bình.
Nhưng để có thể tính toán được một cách chính xác, nó thực sự phức tạp. Bởi nó còn phụ thuộc vào 1 loạt yếu tố khác bao gồm giới tính, màn dạo đầu, khối lượng cơ bắp được sử dụng, sức khỏe, vị trí… của từng đối tượng khi lâm trận nữa.
Vì vậy, đâu là phương pháp tối ưu nhất để tối đa hóa việc đốt cháy calo mỗi khi làm "chuyện ấy"?
Dưới góc độ khoa học, 30 phút làm "chuyện ấy" có thể đốt cháy 85 – 100 calo, chiếm 10 – 30% năng lượng của bạn. Thời lượng "yêu" càng nhiều thì lượng calo tiêu hao sẽ càng tăng.
Vì thế muốn đốt cháy nhiều calo hơn, bạn hãy tạo thêm một vài màn "thể dục" khác nữa, ví dụ như kéo dài khúc dạo đầu bằng điệu nhảy khiêu vũ hay màn massage nhẹ nhàng... Chắc chắn chúng sẽ giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn cũng như giảm độ căng thẳng trước khi vào trận thật sự.
Một nghiên cứu đã chỉ ra, bạn sẽ tiêu tốn khoảng 25 calo cho màn dạo đầu kéo dài 15 phút, hay sẽ "đốt" thêm khoảng 80 calo sau 1 giờ thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng để chăm sóc "người thương".
Dẫu vậy, cảm giác "lên đỉnh" luôn là niềm khao khát của mọi cặp đôi khi yêu. Và không chỉ có ích cho sức khỏe và tinh thần, chúng còn giúp đốt cháy khoảng từ 60 đến 100 calo - tương đương 10 phút chạy bộ nữa đó.
Nguồn: IFLScience