Bước vào tuổi trung niên dù có 10 tỷ trong túi cũng đừng bao giờ chi ra 1 đồng cho 3 kiểu người này: Lý do đau lòng!

S.A, Theo Đời sống pháp luật 22:09 06/02/2025
Chia sẻ

Đến độ tuổi này, có những mối quan hệ mà bạn nên bớt giao du, bớt đầu tư tiền bạc và thời gian vào.

Sự thông tuệ của mỗi người thường ẩn chứa trong những lựa chọn có vẻ bình thường như gặp gỡ hay tặng một món quà nhỏ cho ai đó. Ở tuổi trung niên, người ta có thời gian và tiền bạc dư dả hơn cũng là lúc nên chăm chút cho các mối quan hệ hơn. Nhưng có một số người, một số mối quan hệ không xứng đáng để được như thế.

Tại sao? Bởi vì việc gặp gỡ họ không những lãng phí thời gian, tiền bạc mà đôi khi khi còn khiến bạn mất cân bằng về tâm lý, gây bất hòa trong gia đình. 

Có người sẽ phản bác: “Nếu có lỡ chi tiền cho những mối quan hệ không đáng đó thì cũng chỉ mất một khoản nhỏ thôi, làm gì mà nghiêm trọng đến vậy?”. Thực tế, chuyện gì cũng có thể xảy ra. 

Người bạn lâu năm không gặp, tình cảm đã lạnh nhạt, chực chờ ganh tị 

Có ai mà không muốn gặp lại những người bạn thời thơ ấu hoặc người đã cùng mình trải qua quãng thời gian học đường đẹp đẽ chứ? Vì vậy nhiều người không ngại chi tiền cho những buổi họp lớp, không chỉ đóng góp phần của mình mà còn hào phóng chiêu đãi bạn cũ.

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ nội dung của họp lớp đã thay đổi từ lâu. Người từng ngồi chép bài tập cùng với bạn bây giờ đã nói chuyện về nhà cửa, đất đai, xe cộ, tiền tiết kiệm, thành tích học tập của con cái,... Làm sao có thể thoải mái trong một cuộc họp lớp như vậy?

Bước vào tuổi trung niên dù có 10 tỷ trong túi cũng đừng bao giờ chi ra 1 đồng cho 3 kiểu người này: Lý do đau lòng!- Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Tết năm nay, Quang (45 tuổi) đi họp lớp cùng các bạn cấp 2. Anh háo hức đến đó với suy nghĩ rằng cuộc gặp sẽ rất vui vì bạn bè đã lâu không gặp. Ngay khi BTC kêu gọi ủng hộ thêm, Quang cũng mạnh dạn nộp thêm 1 triệu đồng với mong muốn có thời gian đáng nhớ bên bạn bè. 

Ấy thế mà cuộc gặp mặt bạn cũ lại khiến Quang cảm thấy “khó thở”. Ngay khi đồ ăn được dọn ra, những câu chuyện bắt đầu lạc đề. Có người hỏi anh: “Lương của anh bây giờ là bao nhiêu?”, anh trả quấy quả cho qua thì một người khác tiếp lời: “Nếu lương tôi cũng như vậy thì không dám cho con đi học thêm mất”. 

Lúc đó Quang chỉ gật đầu cười nhưng khi về nhà lại không ngủ được. Có thể người bạn đó không có ác ý nhưng người nghe lại chạnh lòng. 

Còn có nhiều tình huống đau lòng hơn nữa. Nếu bạn đang làm ăn tốt, bạn cũ có thể nói một cách chua chát: “Cuộc sống của cậu thoải mái thật đấy!”. Nghe qua có vẻ họ đang khen ngợi và ngưỡng mộ nhưng đằng sau là suy xét, thắc mắc điều kiện kinh tế của bạn. Nếu bạn có cuộc sống khó khăn hơn mọi người, sự chế nhạo, thái độ lạnh nhạt và so sánh vô hình sẽ không bao giờ kết thúc. Đến tuổi này rồi, liệu bạn có ngờ nghệch đến mức cứ lao vào những mối quan hệ độc hại như thế không?

Đồng nghiệp cũ cứ gặp là nghe trách móc chuyện quá khứ

Sau nhiều năm đi làm, việc có những mối quan hệ thông qua công việc là điều bình thường. Nhưng gặp lại họ sau nhiều năm xa cách đôi khi không phải là điều tốt. Một số người cho rằng họp mặt kiểu này là để ôn lại kỷ niệm xưa, hồi tưởng quá khứ. Câu hỏi đặt ra là liệu những ký ức đó có thực sự ấm áp đến vậy?

Dì Trương (60 tuổi) vốn là trụ cột ở cơ quan, có năng lực trong công việc nên được thăng chức nhanh chóng. Cũng chính vì thế, dì khiến nhiều người không vừa mắt.

Sau khi nghỉ hưu và có thời gian hơn, dì Trương đã cố gắng liên lạc với đồng nghiệp cũ, chủ động tổ chức gặp mặt hội họp. Tuy nhiên buổi tụ tập diễn ra không mấy vui vẻ. Có người phàn nàn rằng quyết định của dì trước đây làm ảnh hưởng đến con đường thăng tiến của họ. Có người không những không cảm ơn mà lại bóng gió rằng lương hưu của dì Trương phải cao lắm thì mới mời mọi người ăn uống như vậy. Có người khác lại kéo dì ra một chỗ để mượn tiền.

Thực tế, sẽ không có vấn đề gì nếu một mối quan hệ đến hồi lạnh nhạt. Nhưng điều đáng sợ là trong khi bạn cố gắng duy trì thì đối phương lại tìm đến để vay tiền hoặc trách móc chuyện xưa. 

Tình cảm đồng nghiệp vốn dĩ được xây dựng trên sự cộng hưởng, cùng nhau có lợi. Khi mối quan hệ đó đã có những rạn nứt thì tiếp tục chỉ càng thêm ngại ngùng. Lúc này gặp mặt có ý nghĩa gì nữa đâu?

Bước vào tuổi trung niên dù có 10 tỷ trong túi cũng đừng bao giờ chi ra 1 đồng cho 3 kiểu người này: Lý do đau lòng!- Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Mối tình đầu đẹp đẽ nhưng giờ chỉ toàn ký ức

Mối tình đầu là vấn đề nhạy cảm hơn 2 đối tượng trước đó. Có người cho rằng khi có tuổi, nhớ lại tình yêu thời trẻ là chuyện thật lãng mạn. Nhưng lãng mạn thì lãng mạn, liệu việc gặp lại có thực sự khiến bạn vừa lòng không?

Tôi từng đọc được câu chuyện thế này. Một người đàn ông trung niên khi còn trẻ đã phải chia tay mối tình đầu vì gia đình phản đối, về sau mỗi người đều tìm thấy hạnh phúc của riêng mình. Đến tuổi trung niên, ông nhớ lại tình cảm trong sáng ngày xưa và có suy nghĩ muốn gặp lại tình cũ. Tình cờ thay, ông có cơ hội nói chuyện với người đó thật và nhận ra cả 2 đều đã thay đổi, không còn như trước nữa.

Ông đã chủ động mời người đó đi ăn và biết được rằng cuộc hôn nhân của bà không hạnh phúc. Bà còn nói rằng nếu ngày xưa không chia tay ông thì có thể bây giờ đã không khổ sở như vậy. Người đàn ông nghe xong liền cảm thấy xốn xang, cảm giác như mình vừa mở hộp Pandora. Về nhà, ông thấy bực bội với vợ con, thậm chí vợ chồng còn cãi nhau.

Thực tế có một số người, trước khi gặp, bạn vẫn nghĩ đó là “bạch nguyệt quang” trong lòng mình nhưng gặp rồi mới thấy đó chỉ là ánh đèn điện. Việc đầu tư tiền bạc, thời gian cho tình cũ chẳng những không bù đắp được sự hối tiếc năm xưa mà còn tăng thêm sự bất lực với cuộc sống hiện thực. Đáng sợ hơn, nếu 2 người vẫn còn vướng mắc tình cảm thì hoàn toàn có thể không giữ được hạnh phúc hiện tại. 

 (Nguồn: Baidu)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày