Bức ảnh bà cụ làm 1 hành động trên giường bệnh khiến nhiều người "lạnh sống lưng"

Nguyệt , Theo Đời sống & Pháp luật 19:17 16/01/2025
Chia sẻ

Câu chuyện của bà cụ trong bức ảnh nhận được nhiều quan tâm.

Mới đây, bài chia sẻ từ một nhiếp ảnh gia người Trung Quốc đã nhận được nhiều quan tâm trên mạng xã hội. Theo đó, trong một lần đến bệnh viện ở tỉnh Hồ Nam, cô vô tình ghi lại được khoảnh khắc cụ bà U80 ngồi khóc trên giường. Khi đến hỏi chuyện bà cụ, cô được lắng nghe câu chuyện đau lòng đằng sau.

Bức ảnh bà cụ làm 1 hành động trên giường bệnh khiến nhiều người "lạnh sống lưng"- Ảnh 1.

Hình ảnh bà cụ nằm khóc trên giường bệnh nhận được nhiều quan tâm

Trên giường bệnh, cụ bà hơn 70 tuổi, nước mắt chảy dài kể lại câu chuyện cuộc đời mình. Cụ bà không phải người cô đơn mà đã cùng chồng nuôi nấng 5 đứa con trai trưởng thành. Bà chứng kiến các con kết hôn và lập gia đình nhưng vào những năm cuối đời, bà nằm trên giường bệnh mà không có ai chăm sóc.

Bà nhớ lại, kể từ khi chồng mất sớm, bà thay phiên đến nhà các con ở. Nhưng bà chỉ cần ở quá lâu là một người con lại than phiền, tìm cách đẩy mẹ qua nhà của các anh em khác. Khi bà còn khỏe, các con ở bên. Nhưng mấy năm nay, sức khỏe của bà đi xuống, các con đối xử với mẹ lạnh lùng, thậm chí khiến bà cảm thấy bản thân đúng là một gánh nặng.

Bà cụ nức nở nói: "Khi cháu trai út mắc bệnh, tôi vẫn chăm sóc dù đã ngoài bảy mươi. Nhưng khi tôi lâm bệnh, các con phớt lờ, thậm chí từ chối đưa tôi đến bệnh viện. Giờ tôi vào viện nhưng không có đứa nào đến hỏi thăm hay bày tỏ sự quan tâm".

Bà cụ nhớ lại thời còn trẻ, mình và ông nhà đều kiếm được tiền. Nhưng vào cuối đời, bà khóc và tự hỏi, bản thân mình đã mắc sai lầm nào lớn dẫn đến tình trạng thế này không.

Bên dưới bài đăng, nhiều bình luận bày tỏ sự thương cảm với câu chuyện của bà cụ. Nhiều người còn cho rằng, con cái bất hiếu chỉ cần cha mẹ khi phụ huynh có tiền và sức khỏe. Khi bố mẹ tuổi tác đã cao thì họ sẵn sàng mặc kệ sống chết của đấng sinh thành. Số đông ý kiến khác cũng cho rằng, nếu bà cụ đã chuẩn bị trước tiền nong cho mình, thì khi bị con cái bỏ rơi hoặc cần vào bệnh viện thì cũng không cần sự giúp đỡ từ các con.

Một số bình luận bên dưới bài đăng:

- "Khi ai đó hỏi tôi tại sao về già vẫn phải kiếm tiền thì tôi chắc chắn phải lấy ví dụ này?".

- "Cuộc sống ngày nay quá khắc nghiệt. Tuổi trẻ bạn kiếm tiền nuôi con. Nhưng về già, bạn vẫn phải tiếp tục kiếm tiền để nuôi mình".

- "Chỉ có cha mẹ nuôi con mà không nề hà. Chứ không phải con nào cũng sẵn sàng nuôi bố mẹ".

- "Giá như bà cụ đừng đưa hết tiền của để nuôi dạy con thì mọi chuyện đâu tệ đến thế".

Bức ảnh bà cụ làm 1 hành động trên giường bệnh khiến nhiều người "lạnh sống lưng"- Ảnh 2.

Nhiều người tiếc nuối vì hồi trẻ bà cụ kiếm ra tiền nhưng khi về già thì nằm trên giường bệnh trong cảnh nghèo khó nhưng con không quan tâm

Trước khi nghỉ hưu, cần chuẩn bị tài chính thế nào để không phụ thuộc con cái?

Theo Time, trước khi nghỉ hưu từ 20-25 năm là thời điểm quan trọng để bạn xem xét lại tài chính của mình. Do bạn không thể kiểm soát những biến cố bất ngờ có thể xảy đến trong cuộc sống, vì vậy, hãy tập trung vào điểm quan trọng sau: đánh giá trung thực về bức tranh tài chính của bản thân, trao đổi thẳng thắn với nửa kia và dự đoán những những thách thức bạn có thể phải đối mặt trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn không nên phụ thuộc tất cả tài chính vào con cái vì rủi ro xấu đến với bạn rất cao.

Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn chuẩn bị một nền tảng tài chính vững chắc trước khi nghỉ hưu:

1/ Tính toán lãi suất tiết kiệm và số tiền tiết kiệm của bạn

Thực tế, mọi người thường đánh giá quá cao về số tiền tiết kiệm mình đang có. Bên cạnh việc trung thực với số tiền tiết kiệm của mình, thì bạn cần tính lãi suất nếu gửi tiết kiệm. Dù lãi suất có thể không cao nhưng nếu duy trì việc gửi tiết kiệm qua nhiều năm thì bạn cũng sẽ thu được một món tiền lớn ở độ tuổi nghỉ hưu.

2/ Xác định thời điểm nghỉ hưu và tiền lương hưu nhận được

48% số người chưa đến độ tuổi nghỉ hưu cho rằng số tiền hưu trí sẽ là nguồn thu nhập phụ của mình, trong khi 36% số người khác được hỏi lại cho rằng đó sẽ là nguồn thu nhập chính. Và sự thật là 60% các cặp đôi thậm chí không hiểu rõ quyền lợi khi nghỉ hưu của mình là gì.

Nếu bạn không nắm rõ vấn đề này, đã đến lúc bạn cần tìm hiểu về các vấn đề xoay quanh lương hưu của mình. Một điểm cốt yếu mà bạn cần nên lưu tâm, đó là bạn càng nghỉ hưu muộn thì số tiền lương hưu bạn nhận được sẽ càng cao.

3/ Kiểm tra xem liệu bạn có tiết kiệm đủ tiền cho lúc nghỉ hưu không

Bạn cần bao nhiêu tiền để có một cuộc sống nghỉ hưu an nhàn là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Hãy nghĩ một cách đơn giản là với mức thu nhập hiện tại của bạn hiện nay có đủ để bạn tiết kiệm cho lúc về hưu hay không. Nếu nó không phải một mục tiêu hợp lý vào thời điểm này thì bạn nên tìm cách cải thiện.

Hãy làm một phép tính cộng tất cả các khoản thu nhập của bạn (lương cứng, lãi suất tiết kiệm, lợi ích an sinh xã hội dự kiến) với các khoản thu khác (lãi đầu tư, lương hưu). Con số tổng cộng nếu thấp hơn mức dự kiến, thì bạn cần tiết kiệm nhiều hơn hoặc giảm thiểu chi phí cuộc sống hiện tại để đạt mục tiêu đặt ra.

Bức ảnh bà cụ làm 1 hành động trên giường bệnh khiến nhiều người "lạnh sống lưng"- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

4/ Đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư của bạn có thể bao gồm chứng khoán, trái phiếu và tiền mặt (thu nhập chính). Bạn cần hiểu rõ mình kiếm được bao nhiêu từ các khoản đầu tư này để biết được rủi ro đầu tư của mình là gì.

Bên cạnh đó, nếu bạn còn 25 năm hoặc hơn mới tới độ tuổi nghỉ hưu, bạn có nhiều thời gian để thu hồi lại tiền đầu tư nếu như bị thua lỗ. Tuy nhiên, bạn cần xem xét lại kế hoạch đầu tư hàng năm. Khi thị trường thay đổi, bạn cần có chiến lược khác để tránh thua lỗ

5/ Kế hoạch cho tương lai của bạn

Dù cho vẫn còn nhiều năm nữa cho đến độ tuổi nghỉ hưu nhưng bạn cũng cần lên kế hoạch về cuộc sống sau này bạn hướng tới. Bạn có muốn theo đuổi một đam mê khác mà hiện tại chưa có cơ hội? Bạn muốn dành toàn bộ thời gian để chăm sóc các cháu? Bạn muốn về quê và hưởng thú điền viên?

George Kinder, một nhà lập kế hoạch tài chính cho biết những câu hỏi như vậy rất quan trọng và bạn cần hỏi bản thân cũng như nửa kia của mình. Hãy coi đây là sự đầu tư cho tương lai. Câu trả lời về điều bạn muốn và điều khiến bạn hạnh phúc sẽ giúp định hướng cho các quyết định tài chính trong tương lai. Cùng với danh mục đầu tư thực tế, trực giác của bạn cũng sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu trong tương lai.

Nguyệt

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày