Bốn câu nói quen miệng này không phải là chất độc, nhưng nói sai thời điểm phá hỏng quan hệ mẹ con

M.Tee, Theo Phụ nữ số 23:15 21/04/2025
Chia sẻ

Bạn đã từng nói với con những câu như thế trong một ngày chưa? Có thể bạn nói rồi lại quên, nhưng trẻ thì không.

“Con sao mà vô ý thức thế?”

“Nhanh lên! Đừng lề mề nữa!”

“Mẹ làm vậy cũng chỉ vì muốn tốt cho con!”

“Nhìn con nhà người ta kìa!”

Bạn đã từng nói với con những câu như thế trong một ngày chưa? Có thể bạn nói rồi lại quên, nhưng trẻ thì không. Có khi chỉ sau một câu nói, con bạn sẽ cúi đầu im lặng, hoặc nằm thao thức cả đêm tự hỏi: "Phải chăng mình chưa đủ tốt?"

Bốn câu nói quen miệng này không phải là chất độc, nhưng nói sai thời điểm lại chẳng khác nào dao cùn cắt vào da thịt, âm ỉ từng ngày. Đến một lúc nào đó, con sẽ chọn cách im lặng để bảo vệ bản thân.

Bốn câu nói quen miệng này không phải là chất độc, nhưng nói sai thời điểm phá hỏng quan hệ mẹ con- Ảnh 1.

ảnh minh họa.

1. “Con sao mà vô ý thức thế?”

Trong lòng trẻ: Hóa ra mẹ thích “con nhà người ta”, chứ không phải là con…

Bạn tưởng mình đang dạy con cách cư xử, nhưng thực chất lại đang phủ nhận con – như thể con không có quyền được là một đứa trẻ.

Trẻ chưa đủ lớn để hiểu những khái niệm mơ hồ như “ý tứ”, “đúng lúc đúng chỗ”. Nhưng khi bạn mắng “vô ý thức”, điều con cảm nhận được là: “Mẹ không chấp nhận con như con vốn là”.

Tình huống quen thuộc: 19h tối, con hào hứng kể chuyện ở lớp mẫu giáo. Bạn vừa tan ca, mệt mỏi, liền gắt: “Im lặng đi! Con sao mà vô ý thức thế?”

Con lập tức im bặt, ánh mắt chùng xuống. Từ hôm đó, con không còn háo hức kể chuyện với bạn nữa.

2. “Nhanh lên! Đừng lề mề!”

Từ sáng tới tối: dậy sớm, ăn cơm, làm bài, tắm rửa, chuyện gì cũng bị thúc giục. Bạn nghĩ rằng đang giúp con “nâng cao hiệu suất”, nhưng thực chất lại khiến con đánh mất cảm giác về thời gian, động lực và sự tập trung.

Một người bạn từng kể: “Con gái mình trước khi làm gì cũng hỏi: ‘Mẹ có mắng con chậm không?’”

Tình huống quen thuộc: Bạn vừa nhét tất vào chân con, vừa quát lớn: “Con nhanh lên được không? Sắp muộn học rồi đó!”

Gương mặt con nhăn nhó, cả ngày mang tâm trạng nặng nề.

3. “Mẹ làm vậy cũng chỉ vì muốn tốt cho con!”

Trong lòng trẻ: Mẹ vì con, sao con lại cảm thấy buồn đến thế?

Đây là “vũ khí cảm xúc” phổ biến trong nhiều gia đình. Khi bạn nói câu này, có thể bạn muốn nhấn mạnh sự hy sinh của mình. Nhưng điều con nghe được lại là: “Nếu con không nghe lời, tức là con không biết ơn mẹ.”

Nó không phải là giao tiếp, mà là kiểm soát.

Tình huống quen thuộc: Con khóc lóc nói không muốn học lớp năng khiếu. Bạn quát: “Mẹ bỏ bao nhiêu tiền ra cho con, con còn không biết ơn? Mẹ làm vậy cũng chỉ vì tốt cho con thôi!”

Con im lặng, đeo balo đi học, bước chân nặng nề hơn hẳn mọi ngày. Bởi vì, con hiểu rằng: cảm xúc của con không có giá trị trong mắt mẹ.

Bốn câu nói quen miệng này không phải là chất độc, nhưng nói sai thời điểm phá hỏng quan hệ mẹ con- Ảnh 2.

ảnh minh họa.

4. “Nhìn con nhà người ta kìa!”

Trong lòng trẻ: Mẹ đâu hiểu con đã cố gắng thế nào…

Câu nói kinh điển của kiểu “so sánh độc hại”.

Bạn nghĩ đang khích lệ, nhưng thật ra là đang phủ nhận sự tồn tại và nỗ lực của con.

Bạn cho rằng con không chăm chỉ, nhưng có thể con đã âm thầm luyện tập rất nhiều. Bạn cho rằng “con nhà người ta” giỏi giang, nhưng có chắc rằng đứa trẻ ấy không bị cha mẹ so sánh với... một đứa trẻ khác?

Tình huống quen thuộc: Bạn thấy con hàng xóm vừa đạt giải đàn piano, lập tức nói: “Nhìn người ta kìa! Mua đàn cho con đúng là phí tiền!”

Con mím môi, không nói gì. Hôm sau con giả vờ quên giờ tập đàn. Trong lòng con đã mặc định: "Có cố đến đâu cũng vô ích, mẹ mãi mãi thấy con thua người khác."

Vậy, vì sao con càng lớn càng trầm lặng, càng “khó dạy”?

Không phải vì con không muốn giao tiếp, mà là mỗi lần giao tiếp đều bị tổn thương, hiểu lầm, phủ nhận. Cuối cùng, con chọn im lặng như một cách tự vệ.

Trẻ không sinh ra đã trầm lặng. Chính lời nói của người lớn đã khiến con thu mình lại.

Vậy phải làm gì?

Đừng vội làm “cha mẹ hoàn hảo”, trước hết hãy học cách làm “cha mẹ biết im lặng”.

Giảm bớt phán xét, tăng thêm thấu hiểu. Thay vì hỏi: “Tại sao con làm thế?”, hãy hỏi:

“Hôm nay có điều gì làm con vui không?”.

“Có chuyện gì làm con buồn à? Con có muốn kể mẹ nghe không?”.

“Con thấy chuyện đó thế nào? Mình cùng tìm cách nhé”.

Không cần “nâng con lên mây”, chỉ cần trở thành người con cảm thấy an toàn để mở lòng. Bởi vì giao tiếp không nằm ở âm lượng bạn nói, mà ở việc: trẻ có muốn lắng nghe, có muốn đáp lại hay không.

Ngôn từ là sức mạnh, hãy dùng câu nói cẩn thận và dịu dàng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày