Bộ não của trẻ chăm chỉ đọc với không đọc có sự khác biệt cực lớn: Không lưu ý, 10 năm sau cha mẹ mới ngỡ ngàng

Lưu Ly, Theo Đời sống & Pháp luật 19:03 05/03/2024
Chia sẻ

Giai đoạn học cấp 1 là giai đoạn vàng để hình thành "bộ não đọc" cho trẻ em.

1. Não không tự nhiên sinh ra là biết đọc mà phải trải qua quá trình lên đến 10 năm mới được hình thành

Đọc là hoạt động phức tạp của não. Bác sĩ chuyên khoa thần kinh đã phát hiện ra rằng: "Não của trẻ em không tự có khả năng đọc mà phải thông qua sự luyện tập mới có. Trong thời gian dài, khoảng 10 năm rèn luyện, não mới phát triển thành 'bộ não đọc'. Hơn nữa quá trình này phải có sự tham gia của nhiều vùng não khác nhau"

Bác sĩ khoa thần kinh đã làm một thí nghiệm. Trong đó có 13 trẻ em mù chữ và 13 học sinh tiểu học có khả năng đọc hiểu tốt tham gia. Tất cả các em đều tầm 10 tuổi và có đủ điều kiện sức khỏe, thuận tay trái hoặc phải, ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Trung, thị lực tốt. 26 em sẽ phải tham gia bài bài kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Hán cấp 4.

Kết quả như sau:

Bộ não của trẻ chăm chỉ đọc với không đọc có sự khác biệt cực lớn: Không lưu ý, 10 năm sau cha mẹ mới ngỡ ngàng - Ảnh 1.
Bộ não của trẻ chăm chỉ đọc với không đọc có sự khác biệt cực lớn: Không lưu ý, 10 năm sau cha mẹ mới ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Từ hình ảnh trên có thể thấy được, não của những đứa đứa trẻ các năng lực đọc hiểu tốt sẽ bị biến đổi, hình thành các kết nối mạng lưới dây thần kinh với nhau trong quá trình xử lý ngôn ngữ, từ đó hình thành nên "bộ não đọc". Còn những đứa trẻ mù chữ thì vùng não chỉ có màu xám, não cũng không có bất kỳ thay đổi nào.

Thế nên, bộ não của những đứa trẻ xuất chúng giống như bộ xử lí máy tính cao cấp, "làm việc" có trật tự, hiệu quả. Sau khi thị giác tiếp nhận thông tin "chữ", thì ngay lập tức phân phối đến các vùng xử lý như cảm giác, hoạt động, tri giác…

Thí nghiệm cũng cho thấy, "đọc" cần sự tham gia của nhiều vùng hợp tác khác nhau ví dụ như: thị giác, ngôn ngữ, khả năng chú ý, trí nhớ, cảm giác, thậm chí là vận động.

Khi mới tập đọc các vùng chưa thể nào hợp tác lại với nhau. Vậy nên "bộ não đọc"cần ít nhất 10 năm rèn luyện, hằng ngày luyện tập mới có thể tiếp nhận nhiệm vụ đọc những tài liệu phức tạp, học thuật. Vậy nên năng lực đọc cần phải được bồi dưỡng luyện tập hằng ngày.

Bộ não của trẻ chăm chỉ đọc với không đọc có sự khác biệt cực lớn: Không lưu ý, 10 năm sau cha mẹ mới ngỡ ngàng - Ảnh 3.

2. Năng lực đọc cần được luyện tập

Khi mới bắt đầu luyện tập hình thành "bộ não đọc", sự phân chia nhiệm vụ đọc của các dây thần kinh khá khó khăn vì cùng một nơ - ron lại thực hiện một công việc riêng biệt.

Thông qua việc học tập và rèn luyện, quá trình này sẽ dần trở nên linh hoạt và hoàn thiện, làm cho tế bào thần kinh phản ứng chính xác hơn. Từ đó, khiến khả năng đọc hiểu được cải thiện và phát triển cao lên.

Giai đoạn tiểu học là giai đoạn vàng để hình thành "bộ não đọc cho trẻ". Thế nên cần có sự kết hợp của nhà trường, gia đình để "dự án này" hoàn thành tốt nhất có thể. Do đó, có thể nói rằng khả năng đọc hiểu được hình thành lúc học tiểu học sẽ quyết định thành tựu cả đời của trẻ.

Trong quá trình phát triển của não đọc không có thể hình thành một sớm một chiều, Thậm chí không thể tăng tốc độ của quá trình phát triển này mà chỉ chỉ có phương pháp duy nhất là đọc hằng ngày, liên tục rèn luyện.

Làm sao để cho trẻ em có được "bộ não đọc"

Bộ não của trẻ chăm chỉ đọc với không đọc có sự khác biệt cực lớn: Không lưu ý, 10 năm sau cha mẹ mới ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Tăng từ vựng

Các chuyên gia phát hiện rằng, có một dấu hiệu để biết cho trẻ chưa biết chữ có thể dự đoán đứa trẻ này tương lai có khả năng đọc tốt hay không. Đó là lượng từ vựng.

Từ nhỏ, trẻ được nghe nhiều thì tương lai tỉ lệ gặp phải khó khăn với việc đọc là vô cùng thấp. Ngược lại, nếu trẻ được nghe số lượng từ vựng ít ỏi thì tỉ lệ gặp các khó khăn với việc đọc thì sẽ cao, học tập sẽ khó hơn.

Cho nên hãy dành thời gian nói chuyện với trẻ nhiều hơn, dùng phong phú các từ vựng, cho dù trẻ em nghe không hiểu nhưng việc làm này sẽ có ích cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Bố mẹ cùng đọc với con

Hãy tạo không khí để cho trẻ có hứng thú đọc sách. Nếu bố mẹ xem TV và khuyên đứa trẻ hãy đọc sách thì kết quả con cái sẽ khó mà nghe lời. Vậy nên hay dành thành gian đọc sách cùng con, giúp con hứng thú với việc đọc.

Cho trẻ đọc thứ chúng có hứng thú muốn, dù nó là tiểu thuyết hay truyện

Bố mẹ không nên áp dụng những tiêu chuẩn của người lớn lên con cái. Trong mắt bố mẹ những cuốn sách con nên đọc là những cuốn sách liên quan đến việc học tập. Nhưng trong mắt trẻ thơ chỉ thích đọc những quyển truyện tranh, tiểu thuyết.

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng tiểu thuyết không mang lại tác dụng gì, thậm chí làm cho trẻ em bị ảo tưởng nhưng nhiều cuộc thí nghiệm cho thấy rằng đọc tiểu thuyết có thể tăng cường kết nối thần kinh của não.

Xây dựng bộ não đọc là một quá trình lâu dài, phương pháp duy nhất hữu hiệu là kiên trì luyện tập mỗi ngày. Đương nhiên rèn luyện đi đôi với cả khoa học. Muốn cho trẻ em có "bộ não đọc" thì cần phải trau dồi hằng này. Bên cảnh đó bố mẹ cần nên hiểu cấu tạo chức năng của từng bộ phận trong não sẽ càng có lợi cho việc hình thành "bộ não đọc" của trẻ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày