Mới đây, tài khoản nổi tiếng trên nền tảng RED (ứng dụng tương tự Instagram) đăng tải bài “Túi xách bánh chiên” khiến cư dân mạng bức xúc.
Trào lưu "review" đồ ăn bằng túi, xô nhựa trong suốt gây phản cảm
Một blogger nhận lời mời quảng cáo của cửa hàng chuyên bán bánh chiên. Vì để chụp ảnh đẹp và bắt mắt hơn, cô đã để thức ăn vào túi xách nhựa trong suốt.
Dưới phần bình luận:
“Nhìn hình mà ngửi được mùi nhựa luôn, thật sự có người nhìn mấy tấm hình này là thấy thèm hả?”.
“Túi to như vậy thì làm gì ăn hết. Người bình thường chẳng có ai ăn nhiều như vậy?”.
Sau đó, nhiều sinh viên học chuyên ngành khoa học thực phẩm cũng lên tiếng: “Loại nhựa này không được tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Nhựa và dầu ở nhiệt độ cao ra sẽ sinh ra chất gây ung thư, ăn rồi mới biết hậu quả khôn lường”.
Thời đại “review đồ ăn trên mạng” hiện nay ngày càng trở nên khó hiểu. Vì để tạo sự khác biệt, những trào lưu lạ lẫm, thậm chí đánh cược sức khỏe lũ lượt ra đời.
Ví dụ như kênh tài khoản chuyên sáng tạo nội dung trộn các hỗn hợp hóa học kỵ nhau để xem phản ứng, bất chấp cháy nổ, nguy hiểm chết người.
Tất cả trào lưu này đều có mục đích khơi gợi sự tò mò của người xem, từ đó kiếm được số tiền lớn từ mạng xã hội.
Bánh kẹp óc lợn “siêu sốt siêu cay”.
Mì mực bạch tuộc tôm hùm “bóng đêm”.
Đậu phụ thối sầu riêng chiên sữa chua.
Kem ớt cay với những miếng ớt khô đỏ.
Kem cây trái xoài ăn cùng kem tươi chocolate tôm hùm đất.
Đáng chú ý hơn cả là trào lưu đựng thức ăn trong đồ trong suốt. Hương vị món ăn không quan trọng, chỉ cần đựng trong túi nhựa, thùng nhựa trong suốt để tạo cảm giác bắt mắt, ngon miệng là được.
Ban đầu, trào lưu này nổi lên với món mì tôm hùm đất đựng trong túi nhựa ni lông, “vừa đi vừa ăn, ngắm cảnh thanh xuân gió mát”.
Kế tiếp, cầm xô nhựa trong suốt đựng đầy hải sản tươi và nước sốt. Thậm chí còn có người “ác ý” photoshop lại chiếc xô bắt mắt thành thùng đựng rác.
Chưa hết, còn có xô chè đậu xanh 4kg. Những người mắc hội chứng sợ lỗ thì chắc chắn phải đi đường vòng.
Đỉnh điểm nhất, không còn thỏa mãn với túi, xô trong suốt, các blogger còn dùng luôn cái bát bằng vỏ dưa hấu đựng mì, vải tươi, tôm hùm đất lột vỏ, mì, trái cherry…
Còn có bình thủy tinh đựng nước lèo bún ốc, kèm theo ống hút khiến người đi đường không khỏi ngoảnh đầu nhìn lại.
Thậm chí còn có túi truyền nước có đủ ống dài, giá cầm… đựng nước soda.
Quả nhiên, những trào lưu này được hưởng ứng mạnh mẽ, đồng thời cũng phát sinh ý kiến trái chiều vì hình ảnh gây phản cảm.
Phong cách ăn uống dần bị biến chất và không chân thực
Hiện tượng kinh doanh và quảng cáo ẩm thực bằng mạng xã hội này tạo nên sự bức xúc vì 4 nguyên nhân sau:
Chỉ cần mở ứng dụng RED, tìm kiếm chủ đề ẩm thực, những bài đăng hiện ra đầu tiên hầu như đều được chỉnh sửa công phu, rõ nét, chất lượng cao.
Để có được hiệu quả thị giác cao hơn, món ăn được chỉnh sửa với màu sắc tươi sáng, bóng bẩy, kích thích vị giác. Cùng với đó là nội dung đính kèm sử dụng từ ngữ mạng mới, mô tả quá lố, thậm chí có phần ấu trĩ:
“Ai mà chưa ăn món này thì tôi đây rất lấy làm tiếc thương sâu sắc!”.
“Quá đỉnh! Rất nhiều người đến Thượng Hải / Bắc Kinh / Trùng Khánh / Hàng Châu chỉ để ăn thử một miếng”.
“Viên trân châu tròn lấp lánh, dẻo thơm, thơm lừng vị sữa béo. Ăn vào một miếng là yêu luôn, nghiện luôn”.
“Ai mà chưa ăn món này thì xin phép chê lỗi thời nhé!”.
Nhiều cư dân mạng nhìn thấy hình ảnh những chiếc bánh chiên tí hon đầy ắp cả một túi giấy liền chạy ngay đến quán mua ăn thử, cuối cùng phải “ngã ngửa” vì hiện thực tàn khốc.
Chiếc hộp giấy nhỏ bé đựng vài viên bánh chiên đầy dầu mỡ, vừa ít vừa đắt. Nhìn ảnh thật cũng biết hương vị không đến nỗi “thần thánh” như lời đồn.
Bạn có để ý là những món nổi rần rần trên mạng đều nhiều dầu, nhiều muối, nhiều ớt, nhiều đường.
Các loại ớt, tiêu, gia vị, phô mai… lộn xộn nhồi nhét trong chiếc hộp nhỏ, chắc chắn không có lợi cho sức khỏe.
“Hot Douyin Đề Tử” thử thách ăn cá mập trắng thuộc nhóm động vật được bảo vệ cấp thứ hai quốc gia của Trung Quốc, sau đó cảnh sát đã nhập cuộc.
Nửa con nấu lẩu, nửa con nướng, rắc đủ loại gia vị, nhiều đến mức lãng phí. Cô gái này tưởng rằng làm video độc lạ thu hút người xem, nhưng không ngờ lại dính vào pháp luật.
Cuộc đua ẩm thực hiện nay đã trở nên mất kiểm soát. Vì để thu hút người xem, nhiều blogger đã “vắt óc suy nghĩ” nhiều cái mới: ăn cỏ dại, ăn đồ siêu to khổng lồ, đồ hiếm món lạ… Chưa hết, phải kết hợp với “ăn nhiều, ăn khỏe, ăn nhanh, ăn như hổ báo” thì mới đúng điệu.
Những blogger trên không đủ kiên nhẫn trong sáng tạo nội dung. Họ đã sử dụng nhiều ý tưởng, chiêu trò táo bạo để rút ngắn thời gian nổi tiếng. Đương nhiên, nổi tiếng nhanh không phải là xấu, vì nhận được rất nhiều lợi ích.
Tuy nhiên, những nội dung độc hại, không lành mạnh sẽ khiến bạn dần bị hủy hoại, cả danh tiếng, cuộc sống lẫn sức khỏe. Đó là còn chưa kể đến hệ lụy dẫn dắt dư luận, gây nguy hiểm cho cả cộng đồng. Ví dụ điển hình chính là blogger Đề Tử ăn cá mập trắng vướng vào vòng lao lý.
Trong thời đại thông tin và mạng xã hội phát triển ngày nay, con người dễ dàng bị lạc lối với vô số nội dung, trào lưu không lành mạnh. Do đó, hãy là người dùng thông minh, chọn lọc nội dung phù hợp, quan trọng nhất là không đi ngược lại chuẩn mực đạo đức và sự an toàn của bản thân.
Nguồn: Zhihu