Bịt kín vĩnh viễn lỗ khoan sâu nhất hành tinh: Chuyên gia tiết lộ nguyên nhân!

Trang Ly, Theo Trí Thức Trẻ 21:30 02/11/2021

Lý do gì khiến dự án này "đắp chiếu"?

Bán đảo xa xôi ở Tây Bắc nước Nga - mang tên Kola - luôn là nguồn gốc của những bí ẩn lớn, hấp dẫn các nhà khoa học và nhà thám hiểm.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã nghiên cứu việc khoan khu vực này về phía trung tâm của hành tinh để tìm hiểu lõi Trái Đất. Hoàn thành năm 1989, ở độ sâu hơn 12.200 mét, lỗ khoan tại bán đảo Kola của Liên Xô (cũ) là lỗ sâu nhân tạo sâu nhất mà con người từng mạo hiểm thực hiện trong thế kỷ 20.

[Chú thích thêm: Về sau, sang thế kỷ 21, lỗ khoan Kola không còn giữ vị trí đứng đầu mà nhường lại cho giếng dầu Al Shaheen sâu 12.289 mét ở Qatar (năm 2008) và sau đó là giếng khoan Sakhalin-I Odoptu OP-11 (năm 2011) sâu 12.345 mét ở Nga. Trong khuôn khổ bài viết này, cụm từ "lỗ khoan sâu nhất hành tinh" của Kola được bàn đến trong thời điểm của thế kỷ 20].

Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau, một điều gì đó bất thường đã xảy ra, các chiến lược của các nhà khoa học Liên Xô đã bị phá sản. Họ dường như không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải bịt kín vĩnh viễn siêu lỗ sâu Kola.

Điều gì đã đặt dấu chấm hết cho một cuộc tìm kiếm khoa học dữ dội như vậy? Câu trả lời cho câu hỏi này là điều bạn không bao giờ tưởng tượng được…

TRÊN & DƯỚI

Chúng ta không ngạc nhiên khi biết rằng nhân loại có niềm đam mê khám phá bất tận với bất cứ thứ gì nằm dưới bề mặt Trái Đất. Điều này hoàn toàn dễ hiểu lý do tại sao con người lại tò mò về những điều chưa biết.

Bịt kín vĩnh viễn lỗ khoan sâu nhất hành tinh: Chuyên gia tiết lộ nguyên nhân! - Ảnh 1.

Tương tự, loài người chúng ta cũng có niềm say mê với bầu trời và vũ trụ. Với sự giúp đỡ của các công ty tư nhân và các cơ quan vũ trụ toàn cầu, chúng ta đã học được nhiều điều về vũ trụ hơn những gì chúng ta từng biết trước đây.

Từ vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới (Sputnik I của Liên Xô) được phóng vào năm 1957, nhân loại tiếp tục đón tin vui từ phi hành gia đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất năm 1961 (Yuri Gagarin, người Liên Xô) và hành trình đặt những bước chân đầu tiên của nhân loại lên Mặt Trăng năm 1969 của phi hành đoàn người Mỹ Apollo 11 do Neil Armtrong chỉ huy... Đến nay, bầu trời và vũ trụ vẫn khiến nhân loại hăng say chinh phục không ngừng.

Song song, những gì nằm dưới chân chúng ta cũng thú vị không kém.

Một số các nhà khoa học luôn cho rằng chúng ta biết về không gian nhiều hơn chúng ta biết về những gì tồn tại bên dưới bề mặt Trái Đất hay trong lòng đại dương. Và có lẽ không nhiều người biết về cuộc đua chinh phục lòng đất của Mỹ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh (1946-1991).

CUỘC ĐUA XUỐNG LÒNG ĐẤT

Bắt đầu từ cuối những năm 1950, các nhà khoa học Mỹ và Liên Xô bắt đầu tổ chức các thí nghiệm xuyên thủng lớp vỏ Trái Đất. Đây là phần vỏ Trái Đất trải dài tới 50 km về phía trung tâm của hành tinh.

Năm 1958, Mỹ dẫn đầu bằng cách khởi động Dự án Mohole. Địa điểm khoan nằm gần Guadalupe, Mexico. Dự án có sự tham gia của một nhóm kỹ sư khoan qua đáy Thái Bình Dương.

Bịt kín vĩnh viễn lỗ khoan sâu nhất hành tinh: Chuyên gia tiết lộ nguyên nhân! - Ảnh 2.

Khi đang khoan đến độ sâu 180 mét, Dự án Mohole phá sản sau 8 năm bị cắt nguồn tài trợ. Người Mỹ không thể xác định được lớp phủ của Trái Đất (sâu sau lớp vỏ).

Và đó là lúc người Liên Xô thử sức trong cuộc đua xuống lòng đất. Một nhóm các nhà nghiên cứu Liên Xô bắt đầu đi sâu vào lớp vỏ bên dưới quận Pechengsky - một khu vực dân cư thưa thớt trên Bán đảo Kola của Liên Xô. Mục tiêu đơn giản là muốn đào sâu nhất có thể vào lớp vỏ.

Bịt kín vĩnh viễn lỗ khoan sâu nhất hành tinh: Chuyên gia tiết lộ nguyên nhân! - Ảnh 3.

Với sự trợ giúp của các thiết bị chuyên dụng, họ bắt đầu khoan lỗ sâu xuống lòng đất - Tính vào thời điểm đó, dự án do Mỹ và Liên Xô thực hiện đều được gọi là điên rồ.

PHÁ KỶ LỤC

Kola Superdeep Borehole (hay SG-3) của người Liên Xô chính thức trở thành lỗ sâu nhân tạo sâu nhất hành tinh vào ngày 6/6/1979. Đến năm 1983, lỗ khoan chỉ rộng 23 cm đã có thể xuyên sâu một cách đáng kinh ngạc 11.887 mét xuống bề mặt hành tinh.

Bịt kín vĩnh viễn lỗ khoan sâu nhất hành tinh: Chuyên gia tiết lộ nguyên nhân! - Ảnh 4.

Khi trên đà tiến tiếp đến độ sâu tiếp theo, đội ngũ các nhà khoa học Liên Xô gặp sự cố kỹ thuật, buộc họ phải dừng lại. Các nhà nghiên cứu đã làm gì?

Họ đã không bỏ cuộc. Họ đã chọn từ bỏ lỗ khoan đầu tiên và bắt đầu lại từ đầu. Lần này, họ đã làm như vậy từ độ sâu 7.000 mét.

Đến năm 1989, tổng chiều sâu của siêu lỗ sâu Kola là 12.226 mét, trở thành lỗ sâu nhân tạo sâu nhất mà con người từng mạo hiểm thực hiện.

Siêu lỗ sâu Kola thực sự có thể vượt xa hơn 13.400 mét vào cuối năm 1990 NẾU mọi thứ diễn ra tốt đẹp.

Và đây chính là lúc các chuyên gia buộc phải...

BỊT KÍN LỖ SÂU NHẤT HÀNH TINH - LÝ DO?

Bởi, có một điều gì đó bất ngờ đang rình rập bên dưới vùng lãnh nguyên xa xôi của Liên Xô.

Bịt kín vĩnh viễn lỗ khoan sâu nhất hành tinh: Chuyên gia tiết lộ nguyên nhân! - Ảnh 5.

Điều gì đó không đúng...

Khi đến gần lõi Trái đất, họ gặp phải một điều gì đó khiến họ phải xem xét lại kế hoạch đi tiếp của mình. Thực tế, điều đó đã thay đổi toàn bộ kế hoạch nghiên cứu của họ. Vậy, họ đã gặp phải điều gì?

Nhiệt độ quá cao

Nhiệt độ thay đổi trong lỗ khoan ít nhiều nằm trong dự đoán của các nhà khoa học. Điều này đúng với 3.000 mét đầu tiên của lỗ khoan. Nhưng khi càng đào sâu, nhiệt độ đã tăng gấp đôi so với dự kiến: Lên tới 180 độ C vào thời điểm gần mức sâu nhất - và gấp đôi so với tính toán ban đầu của các nhà khoa học. Mức nhiệt này khiến các mũi khoan nhanh chóng bị hỏng khi tiếp tục ma sát với lớp đất đá.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu biết được rằng đá ở những độ sâu đó ít dày đặc hơn rất nhiều so với những gì họ nghĩ ban đầu. Điều này khiến nó phản ứng với nhiệt độ cao hơn theo những cách khó lường.

Bịt kín vĩnh viễn lỗ khoan sâu nhất hành tinh: Chuyên gia tiết lộ nguyên nhân! - Ảnh 6.

Cuối cùng, các chuyên gia Liên Xô buộc phải đưa ra quyết định hủy bỏ dự án vì họ biết rằng thiết bị sẽ không tồn tại lâu trong những điều kiện đó. Vào thời điểm đó - tròn 22 năm kể từ khi kế hoạch khoan Kola bắt đầu.

Và rồi, lỗ sâu nhất hành tinh Kola bị bịt kín vĩnh viễn!

Liên Xô sụp đổ

Thời điểm hủy bỏ dự án siêu hố sâu Kola trùng với thời điểm Liên Xô sụp đổ năm 1991. Đây cũng là một trong những lý do khiến siêu lỗ khoan Kola bị đình trệ, dẫn tới hủy bỏ. Bởi, khi đó, nước Nga đang bận rộn với những tái thiết mới. Đến năm 1995, họ đóng cửa dự án vĩnh viễn.

Điều đáng nói, tại thời điểm hiện tại, hố sâu Kola thậm chí còn được coi là một nguy cơ đối với môi trường. Tuy vậy, chính quyền địa phương đã biến nơi này trở thành địa điểm du lịch thú vị. Du khách có thể nhìn thấy các di tích từ hoạt động khoan Kola ở một thị trấn gần đó có tên là Zapolyarny.

Các nhà nghiên cứu đã thu được một số phát hiện điều hấp dẫn trước khi họ phong tỏa hố khoan Kola. Có điều, họ đã tìm thấy các hóa thạch nhỏ của thực vật biển ở độ sâu khoảng 6.500 mét.

Các hóa thạch ở trong tình trạng tuyệt vời, đặc biệt là khi xem xét thời gian chúng đã bị chôn vùi dưới hàng km đất đá. Các tảng đá bên dưới được ước tính đã hơn 2 tỷ năm tuổi!

Bịt kín vĩnh viễn lỗ khoan sâu nhất hành tinh: Chuyên gia tiết lộ nguyên nhân! - Ảnh 7.

Chưa hết, các nhà khoa học Liên Xô còn tìm thấy thứ khiến họ kinh ngạc thực sự: Đó là dòng nước chảy vài km bên dưới bề mặt, điều này thật sự ngoạn mục bởi đó không phải là những gì họ mong đợi có thể tìm thấy được dưới lỗ khoan đó.

Có một số giả thuyết cho rằng việc phát hiện ra nước này là bằng chứng của trận lụt trong Kinh thánh. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng được cho là do áp suất mạnh buộc các nguyên tử hydro và oxy ra khỏi đá. Sau đó, những tảng đá không thấm nước đã giữ lại sự hình thành nước mới bên dưới bề mặt Trái Đất.

Có thể nói, thời điểm bắt đầu dự án về siêu lỗ khoan Kola bắt đầu vào ngày 24 tháng 5 năm 1970, bằng cách sử dụng Uralmash-4E, và sau đó là giàn khoan Uralmash-15000, các nhà khoa học Liên Xô đã chứng minh tham vọng điên rồ cũng như bước tiến kỹ thuật vượt trội so với thời đại.

Bởi, cho đến tận ngày nay, việc khoan một hố sâu có chiều dài tương tự cũng rất khó khăn.