Các nhà tâm lý học từ lâu đã nhận thấy ảnh hưởng của điện thoại cho não bộ của con người.
Tổ chức Y tế Thế giới mới đây còn đưa ra khuyến cáo bố mẹ chỉ nên cho con sử dụng các loại hình điện tử 1 giờ 1 ngày. Mặc dù một nghiên cứu lớn đã chỉ ra tác động của công nghệ tác động không đáng kể đến sức khỏe, trạng thái tinh thần của con người, nhưng một khảo sát khác cho thấy: nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở các học sinh lớp 8 tăng 27% nếu các em thường xuyên sử dụng mạng xã hội.
Tất nhiên, ở đây chúng ta không bàn cãi về ảnh hưởng của công nghệ vì đây là vấn đề gây tranh cãi cả thập kỷ qua, chưa có dấu hiệu kết thúc.
Nhà giáo dục Joe Clement và Matt Miles là đồng tác giả cuốn sách viết về cách 2 nhà tỷ phú: Bill Gates và Steve Jobs giới hạn thời gian dùng công nghệ ra sao, khi chính họ là người phát minh ra các thiết bị ấy. Các tác giả này đã đặt ra câu hỏi: "Điều gì chỉ những nhà sáng lập giàu có này biết về sản phẩm của chính mình còn các khách hàng thì không?"
Đây là cách mà các nhà kiệt xuất của thung lũng Silicon cho các con tiếp xúc với màn hình điện tử, trong khi tiêu thụ hàng triệu sản phẩm trên toàn thế giới:
Bill Gates - một trong những nhà lãnh đạo công nghệ có ảnh hưởng nhất trên thế giới, đã giới hạn số lượng thiết bị mà con cái ông có thể sử dụng ở nhà.
Thật trái ngược khi những bậc phụ huynh của thung lũng Silicon giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử nghiêm ngặt hơn phần lớn các ông bố bà mẹ khác, dù họ là người sáng chế ra các sản phẩm ấy.
Năm 2007, Gates, cựu Giám đốc điều hành của Microsoft, đã quyết định giới hạn thời gian trên màn hình khi con gái ông bắt đầu có dấu hiệu nghiện một trò chơi điện tử. Ông cũng không cho con mình sử dụng điện thoại di động cho đến khi chúng 14 tuổi.
Evan Spiegel – giám đốc Snapchat giới hạn thời gian sử dụng điện thoại
Theo khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew năm 2018, Snapchat là nền tảng xã hội được giới trẻ ưu ái và sử dụng thịnh hành nhất. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times, Spiegel tiết lộ anh và vợ mình chỉ cho các con một tiếng rưỡi sử dụng thiết bị điện tử mỗi tuần.
Mặc dù là người sáng tạo ra Ipad, Steve Jobs không cho con mình sử dụng chúng
Jobs nói: "Tôi giới hạn thời gian dùng công nghệ ở nhà".
Trong buổi phỏng vấn với tờ New York Times năm 2011, ông nói rằng các con ông không được phép sử dụng Ipad phiên bản mới ra mắt. Jobs nói: "Tôi giới hạn thời gian dùng công nghệ ở nhà".
Còn trong buổi phỏng vấn gần đây trên Cheddar, đồng sáng tạo Ipod Tony Fadell cho rằng nếu Steve Jobs còn sống, hẳn ông ấy sẽ giải quyết các vấn đề về lạm dụng thiết bị điện tử. Tony nói: "Ông ý sẽ bảo chúng ta cần làm gì đó để thay đổi tình trạng này".
Giám đốc công ty mẹ của Google Sundar Pichai thậm chí còn quy định thời gian xem tivi
Pichai chia sẻ với tờ New York Times vào năm 2018 rằng cậu con trai 11 tuổi của mình không có điện thoại di dộng và phải chấp hành quy định thời gian xem tivi.
Các trường học danh tiếng ở thung lũng Silicon không áp dụng công nghệ vào việc giảng dạy
Theo tác giả, phần lớn các trường ở thung lũng Silicon vẫn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống: bảng đen, phấn trắng và bút chì, giấy. Thay vì học lập trình, các em được dạy về kỹ năng mềm như tính phối hợp, tôn trọng mọi người, khả năng sáng tạo…
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận lợi ích của công nghệ trong đời sống
Mặc dù giới hạn sử dụng thiết bị điện tử của các con, Bill Gates thể hiện rõ sự quan tâm của ông với tác dụng của cá nhân hóa thiết bị trong giáo dục. Đây có lẽ là sự nhượng bộ lớn nhất của vị tỷ phú này vì ông cho rằng đây là cách tiếp cận hiệu quả khi thiết kế lộ trình học cho mọi người.
Gates chia sẻ: "Cá nhân hóa không phải biện pháp cho tất cả nhưng đây là bước đi mang lại hi vọng cho nhiều người để nhận ra khả năng của chính mình".
Kết luận
Cả hai tác giả đều cho rằng thật trái ngược khi những bậc phụ huynh của thung lũng Silicon giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử nghiêm ngặt hơn phần lớn các ông bố bà mẹ khác, dù họ là người sáng chế ra các sản phẩm ấy.
Clement và Miles nói: "Nếu các con của Jobs vẫn đang ở tuổi đến trường, chúng sẽ tiếp xúc với công nghệ nhiều hơn cả quãng thời gian lớn lên của mình"