Vào những năm 1970, nhà văn Dư Hoa (Trung Quốc) đã trượt kỳ thi Đại học 2 lần.
Khi ông trượt Đại học, gia đình đã nhờ các mối quan hệ để giúp ông xin công việc làm nha sĩ ở quê nhà. Thời điểm này, ông làm công việc nhổ răng vào buổi sáng, sau đó ăn uống cùng bạn bè khi rảnh rỗi.
Vài năm trôi qua, cuộc sống của Dư Hoa không những không cải thiện mà tình trạng chung là ngày càng trở nên nhàm chán.
Năm 26 tuổi, để thay đổi hoàn cảnh, Dư Hoa quyết định rời quê hương và ra ngoài làm việc.
Ông đến Ninh Ba để học về nha khoa trong khi vẫn duy trì viết lách. Sau đó, Dư Hoa đến Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều thành phố khác, nơi ông có cơ hội gặp gỡ nhiều nhà văn và mở rộng tầm nhìn của mình.
Quyết định xa quê hương biệt lập cuối cùng đã thay đổi số phận của ông. Từ một nha sĩ ở vùng quê hẻo lánh, Dư Hoa trở thành nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc.
Ông từng nói: Khi còn trẻ, bạn phải ra ngoài và phiêu lưu, ngay cả khi cả thân mình bị bầm dập, thâm tím.
Nếu cứ ở nhà suốt, bạn sẽ hoàn toàn đứng trong vùng an toàn, không bao giờ thoát khỏi bánh xe của số phận.
Nếu một người muốn thay đổi cuộc sống của mình, việc đầu tiên anh ta phải làm là rời xa gia đình.
Tôi từng đọc câu nói của một nhà văn và rất tâm đắc: "Khi một người nghèo, nếu chọn ở nhà, anh ta sẽ bị huỷ hoại hoàn toàn. Vì ở nhà không có thông tin, cơ hội nên tất nhiên anh ta sẽ chỉ ngày càng nghèo hơn".
Có một cô gái ở vùng nông thôn tên A Tú. Vào những năm 1990, nhiều chị em thấy trào lưu kinh doanh bùng nổ, quyết tâm ra ngoài làm ăn. Khi đó, A Tú được các bạn rủ rê cùng đi phiêu lưu.
Nhưng A Tú cảm thấy việc ra ngoài làm ăn xa nhà quá vất vả nên sau khi cân nhắc, cô đã từ chối.
A Tú ở lại quê nhà, làm nhân viên phục vụ trong một khách sạn nhỏ. Công việc hàng ngày của cô là dọn dẹp khách sạn và dọn phòng.
Nhưng khoảng thời gian tốt đẹp đó không kéo dài được lâu. Hai năm sau, khách sạn đóng cửa. Ở thị trấn nhỏ của A Tú quá ít cơ hội việc làm nên cô đã phải ra chợ bán rau.
Sau nhiều năm, một số chị em đi lên thành phố đã mua được nhà và xe, cuộc sống ngày càng sung túc. Trái ngược với họ, cuộc sống của A Tú chẳng những không được cải thiện mà ngày càng khó khăn hơn.
Gia đình là bến cảng ấm áp nhưng cũng có thể là chiếc lồng nhốt bạn.
Điều con người nhất sợ không phải ở bên ngoài gặp rắc rối mà là ở quê nhà nhàn rỗi.
Tiểu Quân là một chàng trai tốt nghiệp từ trường đại học ngành Y. Sau khi ra trường, gia đình cảm thấy sự cạnh tranh ở thành phố quá khốc liệt và việc thăng tiến ở quê nhà sẽ dễ dàng hơn.
Thế là Tiểu Quân nghe lời bố mẹ, trở về quê hương phát triển sự nghiệp và thi vào bệnh viện ở thị trấn. Bệnh viện này có ít công việc nên phần lớn thời gian trong ngày, Tiểu Quân dành để chơi game.
Những đồng nghiệp xung quanh cũng lười biếng. Tiểu Quân thường xuyên đi chơi với họ và dần dần học được những thói quen xấu như hút thuốc, cờ bạc.
Trong môi trường như vậy, anh dần đánh mất tinh thần dám nghĩ dám làm và lãng phí tài năng của mình.
Đã mấy năm trôi qua, anh vẫn là công chức kiếm được mức lương cơ bản. Cuộc sống ngày càng trở nên bấp bênh.
Sự thành công hay thất bại của một người phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm của môi trường.
Ở trong môi trường chật hẹp không chỉ khiến bạn chìm sâu trong vùng thoải mái mà còn dễ dàng bị người xung quanh kéo xuống dưới.
Dần dần bạn sẽ trở nên tê liệt, cả con người bị tiêu hao năng lực và cảm xúc bởi những chuyện tầm phào.
Nếu cứ bám víu vào một thế giới nhỏ bé thì bạn sẽ chỉ bị mắc kẹt trong cuộc sống tù túng mà thôi.
Những người dậm chân tại chỗ và không chịu bước ra khỏi vùng an cuối cùng sẽ rơi vào vực thẳm của khó khăn. Cuộc sống cũng vì thế mà ngày càng xuống cấp.
Tôi có một người anh họ chưa tốt nghiệp trường cấp 3, làm thợ dệt kim ở xưởng may gần nhà.
Công việc cơ khí lặp đi lặp lại hàng ngày khiến anh thấy mệt mỏi, trong khi lương mang lại thì thấp.
Chỉ mới đi làm hai tháng, anh đã cảm thấy cuộc sống của mình không còn hy vọng gì nữa.
Vì vậy, anh đã giữ bí mật với gia đình, một mình tự bắt xe đến Thượng Hải để tìm việc làm.
Vì chưa tốt nghiệp cấp 3 nên ban đầu anh đã phải lăn lộn mới tìm được việc tay chân như phục vụ trà, nước ở công ty bán hàng.
Gia đình khi biết chuyện đã phản đối. Họ cho rằng lương ở thành phố chỉ bằng làm công nhân nhà máy, trong khi chi phí sinh hoạt lại cao hơn thì anh còn bám trụ ở Thượng Hải làm gì?
Nhưng anh họ tôi vẫn ngoan cố chọn ở lại.
Dù cuộc sống khó khăn, nhưng anh đã được nhìn thế giới rộng lớn hơn, tìm thấy hy vọng trong cuộc sống.
Anh học cách bán hàng từ đồng nghiệp, mỗi ngày mua rất nhiều sách và tham gia các lớp đào tạo bán hàng chuyên nghiệp. Chẳng bao lâu sau từ nhân viên phục vụ, anh được chuyển sang vị trí bán hàng. Hiện anh đã trở thành giám đốc kinh doanh của công ty, với mức lương gấp hơn chục lần công nhân nhà máy ở quê hương.
Có một câu nói nổi tiếng trong bộ phim Cinema Paradiso (Rạp Chiếu phim Paradiso): "Nếu bạn ở một nơi trong thời gian dài, bạn sẽ nghĩ rằng đó là trung tâm của thế giới".
Và khi bạn bước ra khỏi thế giới chật hẹp, cuộc sống của bạn sẽ bỗng trở nên tươi sáng hơn.
Nhà văn Julius Mader từng nói: Con người là sản phẩm của môi trường. Để thay đổi vận mệnh của mình, trước tiên chúng ta phải thay đổi môi trường sống.
Người nghèo muốn đứng lên trước tiên phải rời khỏi nơi chật hẹp, khép kín.
Một dòng suối đứng yên chỉ là một vũng nước tù đọng; chỉ có lao đi xa hơn thì nó mới có thể hội tụ thành biển cả.
Nếu bạn thấy cuộc sống trước mắt không được cải thiện, bạn có thể mở cửa và rời xa căn nhà của mình.
Khi bạn nhìn thế giới nhiều hơn, được gặp nhiều người tài giỏi hơn, cuộc sống của bạn đương nhiên sẽ có nhiều cơ hội đổi mới.
Một khi bạn bị giới hạn trong một không gian nhỏ bé, cuộc sống của bạn sẽ bị khóa chặt.
Nếu muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn phải phá bỏ những rào cản, giữ một tâm hồn cởi mở và tích cực thiết lập mối liên hệ với thế giới bên ngoài.
Tục ngữ có câu: "Dời cây, cây chết. Dời người, người sống".
Chỉ bằng cách dũng cảm đón nhận thế giới rộng lớn, bạn mới có thể phát triển nhanh hơn và thay đổi vận mệnh của mình từng chút một.
Theo Toutiao