Bí mật phía sau bức ảnh tiên nữ từng đánh lừa cả thế giới trong hàng thế kỷ, cha đẻ của tiểu thuyết Sherlock Holmes cũng phải tin sái cổ

L.T, Theo Helino 09:40 03/07/2019
Chia sẻ

Những bức ảnh chụp tiên nữ trong vườn nhà của 2 cô bé cách đây hơn một thế kỷ từng gây chấn động thế giới, đánh lừa rất nhiều người, trong đó có cả cha đẻ của tiểu thuyết trinh thám "Sherlock Holmes".

Các tiên nữ có tên gọi "Những nàng tiên Cottingley" (Cottingley Fairies) xuất hiện trong series 5 bức ảnh do hai chị em họ là Elsie Wright và Frances Griffiths chụp. Cả Elsie Wright và Frances Griffiths đều sống tại Cottingley (Anh). Bức ảnh tiên nữ đầu tiên được chụp vào năm 1917 khi Elsie 16 tuổi và Frances 10 tuổi.

Bí mật phía sau bức ảnh tiên nữ từng đánh lừa cả thế giới trong hàng thế kỷ, cha đẻ của tiểu thuyết Sherlock Holmes cũng phải tin sái cổ - Ảnh 1.

Hai chị em thường cùng nhau chơi đùa ở con suối nhỏ cuối khu vườn của gia đình. Frances thường ngã xuống suối và trở về nhà trong bộ dạng ướt nhẹp. Một lần, mẹ Frances quyết hỏi xem vì sao lúc nào con cũng về nhà ướt sũng như thế. Thật kinh ngạc, Frances nói rằng cô bé đã trò chuyện với các nàng tiên. Để chứng thực cho câu chuyện của Frances, chị họ Elsie đã lấy máy ảnh của bố mình và chụp bức ảnh đầu tiên ghi lại hình ảnh Frances với các nàng tiên.

Một tháng sau, hai chị em chụp bức ảnh thứ hai, trong ảnh, Elsie đang vui đùa với một yêu tinh lùn (Gnome).

Bí mật phía sau bức ảnh tiên nữ từng đánh lừa cả thế giới trong hàng thế kỷ, cha đẻ của tiểu thuyết Sherlock Holmes cũng phải tin sái cổ - Ảnh 2.

Bức ảnh Elsie đang vui đùa với một yêu tinh lùn.

Năm 1919, Polly Wright - mẹ của Elsie quyết định in hai bức ảnh và đem đến cho các thành viên của Hiệp hội Thần học ở Bradford.

Người đứng đầu hiệp hội Edward Gardner đã yêu cầu chuyên gia nhiếp ảnh Harold Snelling in chúng thành nhiều bản để bán tại các buổi giảng về Thần học của Gardner vào năm 1920.

Sir Arthur Conan Doyle, tác giả truyện trinh thám lừng danh "Sherlock Holmes", cũng vô cùng kinh ngạc trước hai bức ảnh này, thậm chí còn lấy chúng làm bằng chứng về hiện tượng siêu nhiên. Vợ ông qua đời vào năm 1906, con trai ông, anh trai ông, hai cháu trai và hai anh rể của ông đều mất đi mạng sống trong những năm Thế chiến II. Bởi vậy, ông khát khao muốn tin vào sự tồn tại của các linh hồn cũng như cuộc sống ở thế giới bên kia.

Doyle đã viết về hai bức ảnh và đăng chúng trên Tạp chí The Strand năm 1920. Ông khẳng định với thế giới rằng các bức ảnh là thật. Có người tin và cũng có người hoài nghi.

Doyle sau đó mua hẳn một chiếc máy ảnh cho Elsie và Frances để hai cô bé chụp nhiều ảnh hơn. Và rồi ba bức ảnh tiếp theo ra đời.

Bí mật phía sau bức ảnh tiên nữ từng đánh lừa cả thế giới trong hàng thế kỷ, cha đẻ của tiểu thuyết Sherlock Holmes cũng phải tin sái cổ - Ảnh 3.
Bí mật phía sau bức ảnh tiên nữ từng đánh lừa cả thế giới trong hàng thế kỷ, cha đẻ của tiểu thuyết Sherlock Holmes cũng phải tin sái cổ - Ảnh 4.

Niềm tin của Conan Doyle lớn đến mức sau đó, ông viết một cuốn sách có tên "The Coming of the Fairies" xuất bản vào năm 1922, trong đó đưa ra các lập luận giải thích lý do ông nghĩ những bức ảnh là thật. Doyle qua đời năm 1930. Suốt nhiều năm sau đó, Elsie và Frances vẫn khăng khăng về tính xác thực của các bức ảnh.

Bí mật phía sau bức ảnh tiên nữ từng đánh lừa cả thế giới trong hàng thế kỷ, cha đẻ của tiểu thuyết Sherlock Holmes cũng phải tin sái cổ - Ảnh 5.

Bức ảnh cuối cùng: Các nàng tiên tắm nắng.

Năm 1982, Geoffrey Crawley, biên tập viên của Tạp chí Nhiếp ảnh Anh quyết định thực hiện một nghiên cứu khoa học để xác minh xem những bức ảnh này có thật hay không. Ông xác định rằng, máy ảnh mà Elsie và Frances sử dụng không thể tạo ra các bức ảnh với chất lượng như thế, từ đó có thể thấy chúng không phải bản in gốc. Xem xét các tấm âm bản, Crawley tìm thấy bằng chứng cho thấy bức ảnh đã bị can thiệp.

Năm 1983, sau khi Crowley công bố phát hiện của mình, hai chị em Elsie và Frances cuối cùng cũng thừa nhận các bức ảnh tiên nữ là giả.

Họ cho biết đã tạo ra các bức ảnh sau khi khoe việc nhìn thấy các nàng tiên và bị người lớn trêu chọc. Toàn bộ quá trình làm giả ảnh của hai cô nhóc diễn ra như sau:

Elsie sao chép hình minh họa các nàng tiên từ một cuốn sách có tên Princess Mary's Gift Book (1914) lên bìa các tông. Sau đó, cô bé cắt các hình vẽ và dựng chúng trên cỏ với trâm cài tóc để chụp ảnh Frances với các hình vẽ. Hai cô bé chỉ đơn giản muốn sau khi xem ảnh, người lớn sẽ ngừng trêu chọc mình về chuyện các nàng tiên. Cả hai cũng không thể ngờ rằng mọi người lại thực sự tin các bức ảnh là thật. Có lẽ mọi người thực sự muốn tin rằng trên đời này có tiên nữ.

Khi Sir Arthur Conan Doyle nhiệt tình ủng hộ các bức ảnh, Elsie và Frances cảm thấy câu chuyện đã đi quá xa, vượt ngoài tầm kiểm soát của mình.

Tháng 4/2019, các bức ảnh giả mạo "Cottingley Fairies" nổi tiếng đã được bán với giá hơn 50.000 bảng Anh khi đem ra đấu giá.

Mặc dù thừa nhận những bức ảnh là giả, Frances vẫn tin rằng thực sự có các nàng tiên gần con suối trong vườn nhà năm xưa.

Nhiếp ảnh là lĩnh vực khá mới mẻ thời đó nên rất khó để chứng minh một bức ảnh bị làm giả. Nếu mọi người muốn tin vào điều gì đó, họ sẽ tìm cách biện minh cho niềm tin của mình. Thật ngạc nhiên khi hai cô bé có thể lừa được rất nhiều người, trong đó có cả bộ óc phân tích đáng gờm của cha đẻ "Sherlock Holmes".

(Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày