Đôi khi việc trẻ nghịch ngợm không đơn thuần là phá phách nhà cửa. Nếu trẻ có một trong số những hành động dưới đây, điều đó cho thấy chúng có IQ cao, cha mẹ nên mừng thay vì cản trở.
1. Xé giấy
Trẻ 6 - 7 tháng tuổi rất thích khám phá mọi thứ qua đôi bàn tay của mình như xé, nắm, cầm, nắm, mút tay… Việc trẻ thích xé giấy cho thấy giác quan của trẻ phát triển tốt, cử động khéo léo của bàn tay, có sự linh hoạt của các khớp ngón tay, sự phối hợp giữa tay, mắt và não bộ đã được phát triển toàn diện.
Điều cha mẹ cần làm là gì?
Cha mẹ đừng ngăn cản hành động này, tốt hơn là đưa cho trẻ những tờ giấy không sử dụng, để trẻ thỏa thích xé theo ý thích của mình. Cha mẹ cũng nên chú ý không để trẻ nhét giấy vụn vào miệng.
2. Ném đồ vật
Giống như xé giấy, ném đồ vật là một cách để trẻ khám phá thế giới. Ném đòi hỏi khả năng cầm nắm, phối hợp tay mắt và sức mạnh của cánh tay được phát triển ở một mức độ nhất định. Khả năng ném đồ vật cho thấy kỹ năng vận động của trẻ đang phát triển.
Điều cha mẹ cần làm là gì?
Cha mẹ cần cất những thứ nguy hiểm như kéo, nĩa, dao, các sản phẩm bằng thủy tinh, để xa tầm tay của trẻ nhỏ, đồng thời nói cho trẻ biết cái nào vứt được, cái nào không được. Ví dụ, thú nhồi bông vứt được nhưng ô tô đồ chơi thì không.
Cha mẹ đừng ngăn trẻ ném đồ mà hãy dạy trẻ biết dọn dẹp sau khi ném.
3. Vẽ bậy trên tường
Sau khi trẻ bước vào "thời kỳ đam mê hội họa", sàn nhà, quần áo, tường, ghế… đều trở thành nơi trẻ thỏa sức vẽ vời.
1,5 tuổi đến 3 - 4 tuổi là giai đoạn nhạy cảm của trẻ với việc vẽ.
Bàn tay được mệnh danh là "bộ não thứ 2" của con người. Các cử động ngón tay của trẻ càng phức tạp, tinh tế và điêu luyện thì càng có nhiều kết nối thần kinh được thiết lập trong vỏ não, trẻ sẽ càng thông minh hơn.
Những em bé thích vẽ nguệch ngoạc không chỉ có nhiều trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo hơn mà còn phát triển trí não và vận động tốt hơn. Ngoài ra, trẻ sẽ thể hiện bản thân thông qua vẽ, cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về cảm xúc của con mình bằng cách "đọc" bằng trái tim.
Điều cha mẹ cần làm là gì?
Xác định một bức tường vẽ ở nhà, chuẩn bị một không gian dành riêng cho trẻ. Cha mẹ không nên can thiệp vào cách trẻ cầm bút và vẽ gì, đồng thời nên khuyến khích trẻ vẽ tốt như thế nào, bảo vệ trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ.
4. Nói dối
Người lớn thường cảm thấy nói dối là một điều xấu. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học trẻ em cho biết, nếu trẻ nói dối chứng tỏ chúng có trí tuệ cảm xúc cao và khả năng tự kiểm soát tốt. Trẻ nói dối không hoàn toàn là một điều xấu.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng, 2 tuổi có 30% trẻ nói dối, 3 tuổi có 50% trẻ nói dối, 4 tuổi có 80% trẻ nói dối.
Vậy tại sao một số trẻ nói dối còn những trẻ khác thì không?
Điều này là do nói dối là một điều rất phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác của nhận thức, logic và ngôn ngữ, phản ánh sự phát triển của não bộ và khả năng nhận thức.
Nói cách khác, nói dối là một "cột mốc" trong sự phát triển tinh thần của trẻ, ở một mức độ nào đó, có thể nói trẻ biết nói dối là dấu hiệu thông minh sớm.
Điều cha mẹ cần làm là gì?
Trẻ mầm non khác người lớn ở chỗ nói dối, bởi trẻ chưa hình thành những giá trị đạo đức, chưa phân biệt được đúng sai nên cha mẹ đừng vội trách mắng mà nên hướng dẫn trẻ làm đúng.
Đầu tiên, hãy phân tích lý do bé nói dối. Thứ hai, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ bày tỏ suy nghĩ thật của mình.
Ví dụ, bé giả vờ ốm không muốn đi nhà trẻ, cha mẹ nên hướng dẫn bé nói xem bé có muốn đi nhà trẻ không? Tại sao bé không muốn đi nhà trẻ? Sau khi hiểu rõ nguyên nhân thì hướng dẫn cách giải quyết.
Điểm cuối cùng và cũng là điểm quan trọng nhất: Cha mẹ đừng bao giờ tùy tiện gán cho trẻ cái mác nói dối. Hơn nữa, trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cũng nên làm gương, không nói dối trước mặt con cái.
5. Thích đặt câu hỏi
"Tại sao lá cây có màu xanh?"
"Tại sao voi không thể bay?"
Tờ Independent của Anh từng phỏng vấn 1.500 gia đình, số liệu thu thập được cho thấy trung bình mỗi tuần, mỗi bà mẹ phải trả lời gần 500 câu hỏi cho con mình.
Từ khoảng 2 tuổi, trẻ dần dần có thể nói những câu hoàn chỉnh đơn giản như "con muốn ăn", "con muốn ôm'. Những em bé biết nói sớm hơn có lợi thế về khả năng ngôn ngữ.
Điều cha mẹ cần làm là gì?
Cha mẹ nên kiên nhẫn khi con mình hỏi nhiều, cũng đừng chê bai con "lắm chuyện", bởi điều đó sẽ dễ làm thui chột ham muốn thể hiện của trẻ. Cách làm đúng là kiên nhẫn lắng nghe, cố gắng trả lời, nếu không biết câu trả lời thì cha mẹ cũng nên cùng con tìm câu trả lời.