Băng urgo không phải “miếng dán vạn năng”, một số vết thương không nên sử dụng để tránh làm tình trạng thêm nghiêm trọng

Quỳnh Trang, Theo Trí Thức Trẻ 19:05 03/02/2020
Chia sẻ

Băng urgo là một vật dụng quen thuộc đối với mọi người bởi sự đa dụng, tính linh hoạt trong việc bảo vệ vết thương của nó. Tuy nhiên, không phải vết thương nào băng urgo cũng có thể dùng được.

Băng urgo, còn được gọi là miếng dán chống viêm, miếng dán cầm máu. Tác dụng chính của nó là giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn hay dị vật tác động tới vết thương. Từ đó bảo vệ vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

Băng urgo có nhiệm vụ hỗ trợ chủ yếu cho các vết thương nhỏ, bề ngoài như bong tróc, trầy xước do vật lộn, dao cắt… Tại thời điểm này, băng urgo đóng vai trò ngăn chặn chảy máu, bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn.

Ngoài ra, một số loại băng được thiết kế có khả năng chống nước nhất định, phù hợp cho bơi lội, tắm biển hay các hoạt động khác.

Băng urgo không phải “miếng dán vạn năng”, một số vết thương không nên sử dụng để tránh làm tình trạng thêm nghiêm trọng - Ảnh 1.

Rất nhiều người coi băng urgo như “miếng dán vạn năng”, bất kể vết thương gì cũng có thể dán vào kể cả bong gân, nhiễm trùng, xước da, thậm chí kể cả bệnh ngoài da. Đây là một quan niệm sai bởi không phải vết thương nào cũng có thể sử dụng băng urgo.

Băng urgo không thích hợp với các kiểu vết thương nào?

1. Vết thương đã bị nhiễm trùng

Nếu vết thương đỏ, sưng, đau và có mủ, có khả năng nó đã bị nhiễm trùng. Lúc này, bạn không nên sử dụng băng urgo để dán vết thương mà nên đến bệnh viện kiểm tra. Nhìn chung, vết bỏng có thể dễ bị nhiễm trùng nhất và cần được chú ý hơn.

Băng urgo không phải “miếng dán vạn năng”, một số vết thương không nên sử dụng để tránh làm tình trạng thêm nghiêm trọng - Ảnh 2.

2. Vết thương lớn, sâu

Ví dụ vết thương bị các đồ sắc nhọn như đinh, dao đâm vào, chúng ta không nên sử dụng băng urgo mặc dù vết thương trông nhỏ. Bởi vì những vết thương đó sẽ khá sâu, dễ hình thành một không gian thiếu oxy, vi khuẩn kỵ khí có thể tăng lên.

Nếu bạn sử dụng băng urgo cho các vết thương như vậy vào thời điểm này, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống sót, phát triển của vi khuẩn kỵ khí, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Vết thương do động vật cắn

Không nên dùng băng urgo trong trường hợp này. Cách xử lý chính xác là đến bệnh viện điều trị và tiêm vắc-xin phòng bệnh dại càng sớm càng tốt.

Băng urgo không phải “miếng dán vạn năng”, một số vết thương không nên sử dụng để tránh làm tình trạng thêm nghiêm trọng - Ảnh 3.

4. Vết thương vì bệnh da liễu

Các vết thương do bị các bệnh da liễu như mụn nhọt, loét mãn tính cũng chống chỉ định sử dụng băng urgo nếu không muốn tình trạng bệnh thêm nặng.

Một số lưu ý khi sử dụng băng urgo để mang lại hiệu quả tốt nhất

- Vết thương cần được làm sạch và khử trùng trước khi sử dụng băng urgo. Nếu vết thương có dính bụi bẩn thì cần phải rửa vết thương bằng nước hoặc nước muối trước khi dán băng urgo.

- Sau khi bóc băng urgo, không chạm vào miếng lót trắng ở giữa để tránh gây bẩn, nhiễm khuẩn.

- Không nên quấn băng urgo quá chặt. Sau khi dán băng, chú ý ấn nhẹ vào các phần xung quanh để tạo sự chắc chắn.

Băng urgo không phải “miếng dán vạn năng”, một số vết thương không nên sử dụng để tránh làm tình trạng thêm nghiêm trọng - Ảnh 4.

- Băng urgo là sản phẩm sử dụng một lần, không được tái sử dụng.

- Để duy trì vệ sinh cho vết thương, cần thay băng urgo hàng ngày. Đặc biệt kịp thời thay thế băng urgo khác khi đã bị dính nước.

- Không sử dụng băng urgo có bao bì hỏng vì đây là sản phẩm vô trùng kín.

- Không sử dụng băng urgo đã hết hạn.

- Nếu có dấu hiệu nóng rát, ngứa, đỏ, sưng ở khu vực sử dụng băng urgo, nên ngừng sử dụng ngay lập tức.

Nguồn: QQ, The Health

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày