Bằng Google Earth, cậu bé 15 tuổi đã khám phá ra di tích bị lãng quên của nền văn minh Maya

Skye, Theo Trí Thức Trẻ 11:56 11/05/2016
Chia sẻ

Dù đã có niên đại hơn 1.700 năm, nhưng tri thức của nền văn hóa Maya cổ đại vẫn khiến chúng ta vô cùng thán phục.

Bạn đã bao giờ tự hỏi, ở tuổi 15, chúng ta đã làm gì chưa? Có lẽ việc giải một bài tập toán đối với chúng ta còn khó khăn, chứ chưa nhắc tới việc tìm thấy dấu tích của một thành phố tưởng chừng như đã chìm sâu vào trong quên lãng của một nền văn minh cổ đại: Maya.

Tuy nhiên, William Gadoury, một cậu bé 15 tuổi từ Quebec Canada đã làm được điều đó. William đã phát hiện ra những dấu tích bị các nhà khoa học bỏ sót trong hàng thế kỷ. Sau thời gian nghiên cứu, những dấu tích được cho là tàn dư của một thành phố cổ từ thời Maya, được vây kín và chôn vùi sâu trong cánh rừng Yucanta của miền Đông Nam Mexico. 

Bằng Google Earth, cậu bé 15 tuổi đã khám phá ra di tích bị lãng quên của nền văn minh Maya - Ảnh 1.

 William Gadoury, cậu bé 15 tuổi người Canada đã tìm ra dấu tích của thành phố bị mất tích từ hàng nghìn năm.

Điều đáng ngạc nhiên là cậu bé không tiến hành nghiên cứu của mình bằng việc thuê những dụng cụ đắt tiền, khám phá các khu khai quật như các chuyên gia khảo cổ học. Chỉ bằng cách nghiên cứu và chiêm đoán các chòm sao, William đã tìm ra dấu tích của thành phố bị ngủ vùi của nền văn minh Maya.

Bằng Google Earth, cậu bé 15 tuổi đã khám phá ra di tích bị lãng quên của nền văn minh Maya - Ảnh 2.

 Người Maya và các công trình kim tự tháp mặt trời nổi tiếng của mình.

"Tôi không hiểu tại sao người Maya lại xây thành phố xa những con sông, tại những vùng trung du và trên núi", Gadoury chia sẻ trên tạp chí Journal de Montreal. "Họ phải có lý do gì đó, bởi vì họ thờ cúng những vì sao. Suy nghĩ đó đã chứng minh cho các giả thiết ban đầu của tôi". 

William đã rất ngạc nhiên và sung sướng khi cậu bé nhận ra rằng các chòm sao sáng nhất trên bầu trời trùng với vị trí của các thành phố Maya lớn nhất.

Bằng Google Earth, cậu bé 15 tuổi đã khám phá ra di tích bị lãng quên của nền văn minh Maya - Ảnh 3.

 William nghiên cứu các chòm sao cùng các chuyên gia.

Gadoury đã nghiên cứu 22 chòm sao Maya trong vòng nhiều năm. Sau đó, cậu nhận ra rằng mình có thể nối vị trí của 117 thành phố của nền văn minh Maya, tương đương với vị trí của các chòm sao trên bản đồ. Đây là điều mà chưa ai tiến hành nghiên cứu trước đó. 

Với phát hiện đó, William đã tiến hành xác định chòm sao thứ 23 trong quỹ đạo - chòm sao chỉ có duy nhất 3 ngôi sao. Theo bản đồ thiên văn của mình, cậu bé chỉ có thể nối 2 thành phố với 3 ngôi sao. Do vậy, William đã nghi ngờ về sự tồn tại của một thành phố khác tương đương với ngôi sao còn lại.

Tuy nhiên, vị trí địa điểm tương đương với ngôi sao thứ 3 không phải là địa điểm dễ tiếp cận khi nó nằm sâu trong rừng và khu vực hẻo lánh của bán đảo Yucanta, vùng đông nam Mexico.

Nhưng điều đó không ngăn cản được William tiến hành việc nghiên cứu của mình. Sau khi tìm hiểu, cậu bé phát hiện khu rừng đã bị cháy vào năm 2005 nên nếu nhìn từ trên cao, có thể cậu sẽ phát hiện được điều gì đó. Vì vậy, William đã truy cập vào hệ thống hình ảnh vệ tinh từ trung tâm không gian Canada để tìm xem, liệu có thực sự tồn tại một thành phố cổ đại mất tích bí ẩn trong rừng như vậy không?

Bằng Google Earth, cậu bé 15 tuổi đã khám phá ra di tích bị lãng quên của nền văn minh Maya - Ảnh 4.

 Hình ảnh vệ tinh cho thấy sự tồn tại dấu tích của một thành phố trong rừng.

Và quả thật, suy đoán của cậu bé hoàn toàn chính xác, khi những hình ảnh vệ tinh từ NASA và trung tâm hàng không Nhật Bản đã cho thấy một công trình trông giống như kim tự tháp và khoảng 30 các tòa tháp, ngôi nhà nhỏ khác xung quanh đó. Một chuyên gia về Yucatan cho biết cậu bé đã không chỉ tìm ra một thành phố của người Maya mà đó còn là một trong 5 thành phố lớn nhất từng được ghi nhận.

Bằng Google Earth, cậu bé 15 tuổi đã khám phá ra di tích bị lãng quên của nền văn minh Maya - Ảnh 5.

 "Miệng lửa" là một trong 5 thành phố lớn nhất từng được phát hiện của nền văn minh Maya.

Gadoury đã đặt tên thành phố cổ đại mới là  K’àak’ Chi’, có nghĩa là miệng lửa. Cậu bé sẽ tiếp tục làm việc với các nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu hàng không Canada để công bố kết quả nghiên cứu của mình. William cũng sẽ thuyết trình công trình tại hội chợ khoa học quốc tế Brazil vào năm 2017.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày