IQ (chỉ số thông minh) hay EQ (trí tuệ cảm xúc), cái nào quan trọng hơn? Đây vốn là điều đã gây tranh cãi trong cộng đồng khoa học từ rất lâu rồi.
Nhưng IQ hay EQ, xét cho cùng chỉ là các chỉ số do con người đặt ra để tính toán mức độ thông minh. Trên thực tế, vẫn còn những dấu hiệu khác có thể chỉ ra được bạn thông minh hay không. Chẳng hạn như một vài tật xấu, hoặc một số thói quen, đặc điểm kỳ lạ khác mà bạn có thể thấy ngay sau đây.
Theo một nghiên cứu do 2 chuyên gia từ ĐH Singapore là Norman Li và Satoshi Kanazawa thực hiện, thì những người thông minh thường không cần quá nhiều bạn bè. Họ luôn thích tận hưởng thời gian ở một mình, và gần như chẳng có nhu cầu giao tiếp nhiều bên ngoài.
2 chuyên gia cho biết, bộ não của những người có IQ cao hoạt động khá... dị, và cách họ giao tiếp cũng khác so với người thường. Khi giao tiếp không có sự thấu hiểu giữa 2 bên, cách duy nhất để tốt cho cả 2 là... không nói nữa.
Đối với những người có trí tuệ cao hơn người thường, họ coi hoạt động xã hội là cực hình. Bằng chứng có thể thấy ngay từ những thiên tài trong lịch sử: Albert Einstein, Isaac Newton, Leonardo da Vinci... tất cả đều là những người cô độc.
Thực ra thì việc bạn có thể đọc sớm hay không cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến trí tuệ đâu. Cái gây ảnh hưởng là bản thân việc đọc.
Theo nghiên cứu do 3 chuyên gia người Anh Stuart J. Richie, Timothi C. Bates và Robert Plomin, các kiến thức thu thập được từ việc đọc sẽ giúp trẻ em thông minh hơn. Nghĩa là càng biết đọc sớm, bạn có thể đọc được nhiều hơn và cải thiện được IQ.
Theo một nghiên cứu của ĐH Edinburg chỉ ra, thì những người là con cả trong gai đình thường nổi trội hơn về khả năng tư duy. Chỉ số IQ của họ cũng cao hơn các em ít nhất 3 điểm.
Nguyên nhân thực chất không liên quan đến di truyền, mà là do thái độ và cách nuôi dạy của cha mẹ với mỗi người con trong từng thời điểm là khác nhau.
Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng không quá đáng kể. Rất nhiều vĩ nhân trên thế giới đã cực kỳ thành công, dù là con út trong gia đình. Như Dmitri Mendeleev có đến 17 anh chị, nhưng điều đó chẳng ngăn ông nghĩ ra bảng tuần hoàn hóa học - thứ hết sức quan trọng đối với khoa học nhưng cũng khiến bao thế hệ học sinh phải khổ sở ghi nhớ.
Nghiên cứu của chuyên gia tâm lý Glen Schellenberg vào năm 2004, những đứa trẻ được học âm nhạc - bất kể là thanh nhạc hay nhạc cụ - đều có chỉ số IQ cao hơn những người khác.
Tuy nhiên, cũng chính Schellenberg vào năm 2013 lại cho rằng vì có IQ cao nên họ mới chọn học âm nhạc. Và rốt cục thì học nhạc nên IQ mới cao, hay IQ cao mới học nhạc, vẫn chưa ai biết.
Theo một nghiên cứu tại Pháp trong 5 năm, được công bố vào năm 2006, thì có một mối liên hệ giữa chỉ số BMI và khả năng tư duy của chúng ta. Đặc biệt, số đo vòng bụng dường như có liên quan đến chỉ số IQ.
Nguyên nhân một phần là vì những người có IQ cao thường có thu nhập cao, và có thể chăm sóc cho bản thân tốt hơn.
Bạn có ý thức tập luyện, nhưng không thích phải làm điều đó - đây là dấu hiệu của một người thông minh.
Theo nghiên cứu của Todd McElroy và David Dickinson - 2 chuyên gia người Mỹ, những người thông minh dường như cũng ít vận động hơn, và họ muốn làm những công việc ít phải lao động tay chân mà chú trọng hơn vào tư duy và sự kiên nhẫn.
Tiếng nhai, tiếng vỏ giấy kêu sột soạt, thậm chí là tiếng thở thôi... Nếu tất cả đều khiến bạn cảm thấy khó chịu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có IQ rất cao đấy.
Trên thực tế, có khoảng 20% dân số sẽ cảm thấy cực kỳ "điên tiết", ruột gan sôi sùng sục mỗi khi có người phát ra tiếng ở bên cạnh. Đó là vì họ mắc phải một chứng bệnh hiếm mang tên Misophonia.
Chứng bệnh này thực sự bất tiện. Nó khiến bạn có phản ứng rất mạnh với một số âm thanh đặc biệt - bao gồm tiếng nhai, tiếng liếm môi, tiếng húp sụp soạp, thậm chí cả tiếng nuốt, tiếng thở phì phò hay tiếng gót giày đi trên sàn cũng chung số phận.
Nhưng đổi lại thì theo một nghiên cứu của ĐH Northwestern (Mỹ), những người mắc phải hội chứng nhạy cảm với âm thanh dường như có sức sáng tạo cao hơn người bình thường.
Nghiên cứu của chuyên gia người Na-Uy - Karl Pinsk đã chỉ ra rằng, tỉ lệ chiều dài ngón tay của bạn có ảnh hưởng đến khả năng tư duy. Theo đó, những người có ngón đeo nhẫn dài hơn có khả năng tư duy về các vấn đề liên quan đến tính toán tốt hơn.
Ngược lại, những người có ngón trỏ dài hơn lại nổi trội ở khả năng xử lý ngôn ngữ.