Khi đi du học, ắt hẳn bạn sẽ được hỏi rất nhiều về văn hóa, phong tục, ẩm thực của Việt Nam. Đặc biệt những ngày gần Tết như thế này, sẽ có rất nhiều điều để giới thiệu với bạn bè quốc Tế: Cúng Táo quân, tiệc tất niên, đón giao thừa, tục lì xì, xông đất mồng 1 Tết... và không thể thiếu là những món ăn dân tộc mang đậm bản sắc ngày Tết như bánh chưng, bánh giầy...
Một số bạn vẫn gọi bánh chưng là "Chung cake", tất nhiên nếu người nước ngoài đã sống ở Việt Nam lâu năm, được thưởng thức món ăn này rồi họ sẽ hiểu đấy là bánh chưng.
Tuy nhiên khi ra nước ngoài, nếu bạn vẫn giới thiệu bánh chưng là "Chung cake" họ sẽ hiểu là một loại bánh ngọt được làm từ bột mỳ như các loại bánh bông lan, bánh sinh nhật vẫn phổ biến ở các quốc gia.
Nếu bạn nói bánh chưng là "Chưng cake" người nước ngoài sẽ liên tưởng đến những loại bánh này
Để bạn bè quốc tế, người ngoại quốc hiểu bánh chưng là gì, chúng ta nên gọi luôn là "bánh chưng" và giới thiệu các thành phần, cách làm nên một chiếc bánh chưng. Trên thế giới những từ như "sushi" hay "pizza" cũng là tên gọi gốc của các món ăn này.
Anh Nguyễn Anh Toàn, Giám đốc học thuật một trung tâm Anh ngữ cho biết: "Để giới thiệu món bánh chưng, chúng ta gọi đúng với tên gọi trong tiếng Việt và nói thêm về nguyên liệu, cách gói. Nguyên liệu làm bánh Chưng sẽ gồm có gạo nếp (glutinous rice/sticky rice) đậu (mung beans) và thịt lợn (pork) và được gói bằng "lá dong" đôi khi sẽ được thay bằng lá chuối (banana leaves). Từ lá dong bạn cũng nên để nguyên và giới thiệu đây là một loại lá để gói bánh chưng, làm nên màu xanh đặc trưng của bánh."
Với bánh giầy và bánh tét chúng ta cũng giữ nguyên tên gọi và giới thiệu cách làm tương tự như bánh chưng để người ngoại quốc có thể hiểu một cách chính xác nhất. Việt dịch sang tiếng Việt sẽ khiến chính những người bản địa bối rối và hiểu sai các loại bánh.
Một số từ ngữ khác về các món ăn truyền thống ngày Tết của Việt Nam: