* Dưới đây là lời chia sẻ của Sunshine Finance (Trung Quốc) - một người phụ nữ 42 tuổi đã nghỉ hưu sớm để chăm sóc gia đình và quản lý 5 căn nhà cho thuê.
Tôi và chồng đã tiết kiệm tiền trong suốt cuộc đời mình. Nhưng chúng tôi không muốn dùng từ “keo kiệt" để nói về các thói quen tài chính. Thay vào đó, chúng tôi cho rằng đó là “quyết tâm không tiêu một đồng xu bừa bãi, từ đó có khoản chi phí để tiết kiệm tiền hoặc đầu tư".
Trên đời này, không có quá nhiều người sinh ra đã giàu có. Của cải của chúng ta được tích lũy dần theo năm tháng. Khi chi tiêu tiết kiệm, chúng tôi có tiền để mua các tài sản khác, trả hết nợ vay mua nhà, mua xe, đồng thời có một quỹ dự phòng khi về già.
Ảnh minh hoạ
Dưới đây là những thói quen tiết kiệm của vợ chồng tôi và cách dùng số tiền này sau đó.
1. Mua quần áo
Chúng tôi cố gắng mua những trang phục kiểu dáng thoải mái, bình dân, chú trọng đến chất lượng. Với các con nhỏ, số lượng quần áo có thể nhiều hơn song với bố mẹ, mỗi người chỉ cần 3-5 bộ trang phục là đủ để thay và giặt. Khi mua quần áo, chúng tôi không quan tâm quá nhiều đến thương hiệu mà chú trọng đến sự thoải mái và tối giản.
2. Ăn thực phẩm nấu sẵn
Trong năm chúng tôi hiếm khi đi ăn ngoài. Kể cả trong những ngày lễ, sinh nhật thì gia đình cũng mua đủ loại nguyên liệu về nhà và nấu các bữa ăn thịnh soạn.
3. Lên kế hoạch khi đi mua sắm
Tất nhiên, bạn sẽ không bao giờ có thể tránh khỏi việc lỡ chi tiêu quá tay khi đi mua sắm hàng hoá. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng ghi chép lại cẩn thận kế hoạch mua sắm trước khi vào cửa hàng trong những dịp lễ lớn. Ngoài ra, với độ tuổi của chúng tôi, các trang thương mại điện tử không bao giờ là lựa chọn tốt để mua hàng, từ đó có thể hạn chế lãng phí tiền bạc và mua sắm quá đà.
Ảnh minh hoạ
4. Quan tâm đến sức khoẻ
Trước khi nghỉ hưu, nếu không có chuyện gì đặc biệt thì vợ chồng chúng tôi luôn dậy lúc 6h sáng, bắt đầu làm việc từ 8h và trở về nhà vào 18h tối. Sau đó, chúng tôi dành 1 tiếng đi bộ hàng ngày để nâng cao sức khoẻ. Chu trình đó gần như đã lặp đi lặp lại suốt 20 năm.
Đến khi nghỉ hưu, sức khỏe của hai vợ chồng vẫn rất tốt và hiếm khi cần đến bệnh viện điều trị. Chúng tôi luôn tin rằng, khoản đầu tư cho sức khoẻ và chữa bệnh có thể lớn hơn rất nhiều số tiền bạn kiếm được, nếu một ngày bạn dính đến các căn bệnh nguy hiểm.
5. Tiết kiệm trong từng món nhu yếu phẩm hàng ngày
Giấy vệ sinh mua về là loại bình dân và bền nhất. Xà phòng dùng gần hết thì tận dụng để lau bồn rửa. Túi nước giặt, kem đánh răng, chai lọ mắm muội… đều được dùng đến khi hết sạch. Đó là những cách để vợ chồng tôi không lãng phí các món đồ nhu yếu phẩm hàng ngày. Chúng tôi luôn dùng mọi thứ đến khi hết sạch và tận dụng các đồ cũ, bởi chúng tôi hiểu rằng, một món đồ đánh đổi bằng bao nhiêu công sức lao động.
Ảnh minh hoạ
Nhiều người luôn nói rằng, mỗi ngày tiết kiệm từng khoản như vậy nhưng đánh đổi cuộc sống có nhiều gò bó thì có đáng không. Câu trả lời là “có".
Sau khi dành cả cuộc đời để tiết kiệm, cuộc sống của vợ chồng tôi ra sao?
- Do chúng tôi mua quần áo đơn giản và chất lượng nên không cần suy tính mỗi ngày ra đường mặc đồ gì. Từ đó chúng tôi rút ra kết luận: Cuộc sống hoàn thiện hơn nếu bạn bắt đầu sống tối giản và thay đổi từ những thói quen nhỏ.
- Thói quen duy trì tập thể dục trong suốt nhiều năm giúp vợ chồng chúng tôi khoẻ, ít vào bệnh viện.
- Nhờ tài khoản tiết kiệm tích lũy dần theo năm tháng, chúng tôi đã mua được những thứ có ý nghĩa hơn. Chúng tôi dùng tiền mua nhiều bất động sản, trong thời điểm giá cả thị trường đi xuống, từ đó có được 5 căn nhà cho thuê sau này.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có khoản bảo hiểm và một quỹ lương nhỏ, đủ để nghỉ hưu sớm mà không cần theo đuổi công việc văn phòng. Giờ đây, tuy không quá giàu có nhưng chúng tôi không nợ nần và lo lắng sẽ tạo gánh nặng tài chính cho các con khi về già.