"Tôi thậm chí không có tiền để mua một chiếc bánh mì kẹp phô mai". Thật khó để tưởng tượng những lời này là của Allen Iverson. Khi còn đang thi đấu, anh được cho là đã kiếm hơn 200 triệu đô la trong sự nghiệp NBA (Giải bóng rổ Nhà nghề Mỹ). Đó là một thực tế đáng buồn khi biết Iverson - người sẽ dẫn dắt Sixers đến với Chung kết NBA - lại không đủ tiền lẻ để mua chiếc bánh mì kẹp thịt đó.
Allen Iverson - Ảnh: Pinterest
Song, Iverson chưa bao giờ gặp khó khăn trong việc kiếm tiền, rắc rối của cựu tuyển thủ này là sự thiếu kiểm soát trong tài chính cá nhân. Chi phí sinh hoạt của Iverson lúc bấy giờ rất cao bao gồm 10.000 đô la (gần 250 triệu) cho quần áo, 10.000 đô la để đi ăn ngoài trong các cửa hàng sang trọng và 10.000 đô la khoản chi dành cho tạp hoá. Làm thế nào mà Iverson lại chi tiêu nhiều đến vậy?
Thực tế, Allen Iverson luôn có khoảng 50 người bạn tháp tùng trong các cuộc đi chơi của mình. Iverson tin tưởng vào những người bạn đó, luôn chi tiêu hào phóng và hiếm khi để "tiền đẻ ra tiền". Khó thể tin được, cầu thủ này đã cất giữ tiền mặt bằng hàng chục túi rác nằm rải rác trong biệt thự của mình, không biết tiền của mình đang ở đâu và có bao nhiêu.
Iverson đã chi tiêu hào phóng đến mức có thể cho 30-40 nghìn đô la (745 triệu - gần 1 nghìn tỷ) trong 1 cuộc vui chơi, theo Matt Barnes. Có lẽ ví dụ kinh điển nhất về sự vô trách nhiệm tài chính của Iverson là chuyến đi của anh đến sân bay. Iverson đã hạ cánh và quên mất chiếc xe của mình đang đậu ở đâu. Theo phong cách điển hình của Iverson, anh ta từ bỏ việc tìm kiếm và chuyển hướng đến đại lý để mua một chiếc ô tô mới toanh.
Sự nghiệp NBA của Allen Iverson kết thúc vào năm 2010 và khoản thu nhập 200 triệu đô la (gần 5 nghìn tỷ) của anh ấy đã cạn kiệt vào năm 2012. Nam cầu thủ thậm chí không thể trả khoản nợ 900 nghìn đô la (22,3 tỷ) cho một thợ kim hoàn ở Georgia. Sau đó, anh ấy đã nộp đơn xin phá sản.
Ảnh: Pinterest
Dù sở hữu khối tài sản đáng mơ ước, có thể sống thoải mái đến già, do chi quá nhiều tiền cho những khoản mục không cần thiết, Iverson đã phá sản. Các chuyên gia tài chính cho rằng giải quyết vấn đề bội chi nên bắt đầu từ những việc nhỏ. Những thay đổi nhỏ, có thể giúp bạn kiểm soát chi tiêu trong tương lai. Thay vì chỉ dựa vào sức mạnh ý chí, việc đặt ra các mục tiêu cụ thể và thiết lập nền tảng tài chính cá nhân vững mạnh bằng quỹ khẩn cấp và ngân sách có thể hiệu quả hơn.
Một nghiên cứu cho thấy rằng "Sự thất bại trong việc tự kiểm soát tài chính có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Độc lập tài chính sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể và sự hạnh phúc. Trong khi đó, căng thẳng tài chính có liên quan đến những khó khăn về sức khỏe thể chất, các vấn đề trong các mối quan hệ thân thiết và căng thẳng khi nghỉ hưu".
Hãy thử theo dõi xem chi tiêu khiến bạn cảm thấy thế nào để xác định khoản chi tiêu nào đáng để giữ lại - và khoản chi tiêu bạn có thể cắt giảm. Thay vì tập trung vào việc giới hạn chi tiêu ở mức tối thiểu cần thiết, hãy cân nhắc loại bỏ những khoản mua sắm không làm tăng mức độ hạnh phúc của bạn.