Bạch tuộc “siêu to khổng lồ” níu mãi không buông anh thợ lặn ở biển Nhật Bản khiến dân mạng vừa cười vừa sợ

Banana, Theo Helino 10:00 18/06/2019
Chia sẻ

Đoạn video quay lại cảnh một con bạch tuộc khổng lồ lao đến túm lấy người thợ lặn khi anh đang làm việc cùng các đồng nghiệp tại một vùng biển Nhật Bản.

Đại dương rộng lớn luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn và các loài sinh vật thú vị mà con người vẫn phải tìm tòi, khám phá. Chẳng ai biết biển sâu sẽ có những hiểm nguy nào đang rình rập chúng ta, và cũng đã có rất nhiều sự cố hi hữu xảy đến với con người dưới đáy đại dương khiến ai cũng đều khiếp sợ.

Mới gần đây, đoạn clip ghi lại cảnh một người thợ lặn bị con bạch tuộc khổng lồ tóm lấy mãi không chịu buông nhanh chóng gây bão cộng đồng mạng. Được biết, sự cố xảy ra khi anh chàng đang thực hiện chuyến thám hiểm dưới đáy đại dương gần bán đảo Gamov Peninsula thuộc vùng biển Nhật Bản.

Cận cảnh khoảnh khắc bạch tuộc khổng lồ tấn công người thợ lặn đang khiến cộng đồng mạng thế giới xôn xao.

Trong đoạn video dài 40 giây này, có thể thấy con bạch tuộc cố dùng các xúc tu của mình để níu chân anh thợ lặn và không cho đi. Hết bám vào đầu gối, nó lại bơi ra xa rồi lại kéo chân phải của anh. Cuối cùng, sau khoảng 30 giây cố gắng "vật lộn" cùng con người mà không có kết quả gì, bạch tuộc "siêu to khổng lồ" này chán nản và bỏ đi chỗ khác.

Bạch tuộc “siêu to khổng lồ” níu mãi không buông anh thợ lặn ở biển Nhật Bản khiến dân mạng vừa cười vừa sợ - Ảnh 2.

Bám mãi anh thợ lặn không chịu buông, phải chăng con bạch tuộc này bị quyến rũ bởi chàng trai?!

Bạch tuộc “siêu to khổng lồ” níu mãi không buông anh thợ lặn ở biển Nhật Bản khiến dân mạng vừa cười vừa sợ - Ảnh 3.

Minh chứng cho câu "dai như đỉa" trong truyền thuyết! Đúng là một loài động vật lì lợm!

Theo National Geographic, những loài động vật như mực và bạch tuộc có các kiểu tự vệ riêng để chống trả lại kẻ thù của chúng. Kiểu tự vệ thường gặp nhất chính là thay đổi màu sắc để nguỵ trang hoặc ẩn nấp trong những rạn san hô, vì lớp da của chúng có một mạng lưới các tế bào sắc tố và hệ cơ đặc biệt. Ngoài ra, bạch tuộc cũng thường sử dụng một "chiêu thức" khác để lẩn trốn kẻ thù đó là phun mực để che khuất tầm nhìn và "tẩu thoát".

Bên cạnh đó, bạch tuộc cũng là một "tay bơi cừ khôi" khi có thể chui qua những cái lỗ nhỏ chỉ bằng với kích thước miệng của chúng. Nếu tất cả những cách trên không ăn thua thì bạch tuộc sẽ sử dụng đến "tuyệt chiêu" cuối cùng là… tự rụng một chiếc xúc tu của mình để thoát khỏi kẻ thù. Và dĩ nhiên chiếc xúc tu đó có thể mọc lại như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Bạch tuộc có thể sử dụng "tuyệt chiêu" ẩn thân để lẩn trốn kẻ thù nhờ vào lớp da đặc biệt giúp chúng có thể biến đổi màu sắc

Bạch tuộc được biết đến là một loài thường né tránh con người, nhưng trong quá khứ từng còn nhiều vụ chúng đã tấn công con người như họ hàng gần của mình là loài mực Humboldt. Loài bạch tuộc khổng lồ này thường sống ở Thái Bình Dương quanh vùng biển Alaska và Nhật Bản. Cá thể lớn nhất từng được tìm thấy có thể nặng bằng ba con voi con, với trọng lượng gần 300kg và chiều dài lên đến hơn 9m.

Bạch tuộc thường có xu hướng không tấn công con người. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chúng ta vẫn phải thật cẩn trọng trước loài này vậy.

Nguồn & ảnh: NewsFlare, Ladbible

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày