Bác trai mang 'bát ngọc' triệu tệ đi kiểm định, chuyên gia lắc đầu: Bán 10 tệ cũng không ai mua!

TAMMY, Theo Pháp luật & Bạn đọc 21:16 28/06/2021
Chia sẻ

Bác Vương sửng sốt hỏi tại sao bảo vật được mua với giá cao từ 10 năm trước lại đột nhiên trở thành đồ giả?

Ở các vùng nông thôn Trung Quốc, nhiều gia đình còn lưu giữ đồ cũ do tổ tiên để lại như giường cũ, lư hương cũ... Nhiều đồ vật trong số này đã lâu đời tới mức có thể gọi là di vật văn hóa. Chính vì vậy mà các nhà sưu tập tại đất nước tỷ dân rất ưa chuộng về vùng quê "săn đồ cổ", nếu gặp may có thể mua rẻ bán được giá hời.

Trong một tập phát sóng "Kiểm định bảo vật" năm 2012, một người đàn ông họ Vương đã mang tới chương trình chiếc bát ông may mắn mua được trong một lần đến vùng nông thôn tỉnh Hồ Bắc.

Bác Vương kể lại năm 2002, bác cùng người bạn tới Hồ Bắc du lịch. Khi đang dạo phố, bác Vương thấy bên đường có mấy người thợ xây ngồi trước công trường bán một chiếc bát, họ nói đây là chiếc bát ngọc vừa đào được dưới móng công trình này.

Bác trai mang bát ngọc triệu tệ đi kiểm định, chuyên gia lắc đầu: Bán 10 tệ cũng không ai mua! - Ảnh 1.

Chiếc bát trong chương trình "Kiểm định bảo vật" có dòng chữ "Sản xuất năm Càn Long" ở đáy bát (Ảnh: Kknews)

Nhìn vào dòng chữ dưới đáy bát, bác Vương nhanh chóng xác nhận đây là bát ngọc thời Càn Long. Bác mừng rỡ ra ngân hàng rút ngay 50.000 NDT về mua bảo vật.

Từ đó tới nay đã 10 năm, giờ bác Vương muốn đi định giá chiếc bát để bán lấy tiền làm đám cưới cho con. Tại trường quay, các chuyên gia hỏi chủ nhân bảo vật tự đánh giá xem chiếc bát này bao nhiêu tiền.

"Tôi mua 50.000 NDT các đây 10 năm, đến này chắc cũng được 700.000 - 800.000 NDT, tôi mạnh dạn báo giá 1 triệu NDT" - Bác Vương hào hứng nói rồi mang chiếc bát tới bàn kiểm định.

Bác trai mang bát ngọc triệu tệ đi kiểm định, chuyên gia lắc đầu: Bán 10 tệ cũng không ai mua! - Ảnh 2.

Bác Vương không thể ngờ chiếc bát mình đã bỏ 50.000 NDT ra mua lại chẳng có giá trị gì (Ảnh: Kknews)

Chuyên gia cầm bát lên xem xét, dưới đáy bát đúng là có dòng chữ "Sản xuất năm Càn Long" song chuyên gia lại lắc đầu: "Thứ này có 10 NDT cũng chẳng ai mua!".

Bác Vương sửng sốt, tại sao bảo vật được mua với giá cao 10 năm trước lại đột nhiên trở thành đồ giả? Lúc này chuyên gia mới giải thích cho bác, thứ gọi là "bát ngọc" này hoàn toàn không làm từ ngọc mà là loại thạch anh rẻ tiền giá chỉ vài chục NDT một tấn. Vậy mới nói bát này 10 NDT cũng chẳng ai mua!

Màn lừa đảo ngoạn mục

Các chuyên gia cho biết, thực tế chiêu trò lừa đảo mà bác Vương gặp phải đã cực kỳ phổ biến từ những năm 1990. Nắm được tâm lý thích về quê săn đồ cổ của các nhà sưu tập mà một số đối tượng đã dàn cảnh đóng giả là công nhân để "thả câu".

Với dáng vẻ chân chất, thật thà, họ sẽ giới thiệu "đồ cổ này đào được ở công trường hoặc dưới sân nhà tôi ở quê, tôi không hiểu lắm nên bác cứ lấy xem" khiến người mua ngỡ mình đã kiếm được một món hời.

Thực tế nhóm người này có cả một dây chuyền sản xuất đồ cổ giả đằng sau. Đồ ngọc giả được làm từ thạch anh rẻ tiền hoặc nhựa thông, ngọc Afghanistan. Ngoài ra, những xưởng này còn tạo ra cẩm thạch, mã não giả bằng công nghệ ngâm tẩm hóa chất, in chuyên nghiệp.

Bác trai mang bát ngọc triệu tệ đi kiểm định, chuyên gia lắc đầu: Bán 10 tệ cũng không ai mua! - Ảnh 3.

Đằng sau chiếc bát của bác Vương là hàng loạt những chiêu trò lừa đảo cực tinh vi của những kẻ sản xuất di tích văn hóa giả (Ảnh: Kknews)

Bác Vương hiểu ra sự thật liền tức giận ném cái bát ngay tại chỗ, vị chuyên gia nhặt những mảnh vỡ đưa cho bác xem. Bên trong không phải ngọc bích, đúng là bác đã bị lừa rồi!

Các chuyên gia "Kiểm định bảo vật" đã cảnh báo các nhà sưu tầm không nên vì lòng tham mà trở thành món mồi ngon cho những kẻ lừa đảo, buôn bán di tích văn hóa giả.

Thị trường đồ cổ vốn vô cùng phức tạp, thật giả lẫn lộn, người dân khi mua cổ vật phải vô cùng cảnh giác, tìm đến chuyên gia và các cơ quan thẩm định trước khi bỏ khoản tiền lớn ra sưu tầm.

Bài viết tham khảo từ Kknews

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày