Bà Tôn Nữ Thị Ninh: "Tôi cảm phục điều tử tế mà thầy Trần Bình Phục đã theo đuổi"

Quỳnh Trân - Ảnh: Hoàng Việt, Theo Trí Thức Trẻ 17:32 05/01/2017
Chia sẻ

Là một trong 5 thành viên của Hội đồng thẩm định WeChoice Awards mùa 3, bà Tôn Nữ Thị Ninh (Chủ tịch quỹ Hòa Bình và Phát triển TP. HCM) cho biết câu chuyện về thầy giáo Trần Bình Phục là một trong những câu chuyện khiến bà ấn tượng nhất.

"WeChoice Awards" - một giải thưởng nhằm tôn vinh những con người có thành tựu, hoạt động truyền cảm hứng; những sự kiện, công trình, sản phẩm có ảnh hưởng tới cộng đồng trong năm 2016 đã đi đến những chặng đường cuối cùng. Chỉ còn ít ngày nữa, cổng bình chọn sẽ khép lại, 10 nhân vật truyền cảm hứng dựa trên lượt bình chọn của độc giả cùng với 3 Đại sứ truyền cảm hứng do Hội đồng thẩm định bình chọn sẽ được xướng tên trong đêm Gala đang được mong đợi nhất thời gian này.

Với chủ đề mang tên "Cánh buồm cảm hứng", Giải thưởng WeChoice mùa 3 mang đến cho độc giả một hành trình dài trải dọc đất nước Việt Nam với những câu chuyện đầy ắp niềm tin và tình yêu cuộc sống. Trong buổi trò chuyện với chúng tôi gần đây, bà Tôn Nữ Thị Ninh (Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP. HCM) đã có những chia sẻ trước thềm Gala WeChoice vào ngày 12/1/2017 sắp tới.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi cảm phục điều tử tế mà thầy Trần Bình Phục đã theo đuổi - Ảnh 1.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh.

Qua câu chuyện của 20 nhân vật có tên trong đề cử WeChoice Awards năm nay, bà có nhận xét gì về lựa chọn của người trẻ hiện đại? Theo bà, mẫu số chung của 20 nhân vật truyền cảm hứng này là gì?

Những nhân vật truyền cảm hứng cho chúng ta đều có một mẫu số chung đó là họ luôn có một nội lực vượt lên số phận để khẳng định mình. Nội lực này được hình thành từ mục tiêu của đời họ: Phải thành công! Sự thành công là từ chính năng lực của bản thân, và đó là điều truyền cảm hứng đến người trẻ hiện đại.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi cảm phục điều tử tế mà thầy Trần Bình Phục đã theo đuổi - Ảnh 2.

Chúng ta có thể bắt gặp những câu chuyện như thế trong các đề cử của năm nay: Là VĐV khuyết tật Lê Văn Công đem về HCV Paralympic đầu tiên cho Việt Nam, là nạn nhân chất độc da cam Lê Minh Châu nỗ lực theo đuổi đam mê hội họa của mình…

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi cảm phục điều tử tế mà thầy Trần Bình Phục đã theo đuổi - Ảnh 3.

Theo bà Ninh, người trẻ đưa ra những lựa chọn từ các câu chuyện chứa nhiều nội lực mà dễ nhìn thấy nhất trong 20 nhân vật Wechoice năm nay.

Liệu một người bình thường, không có thành tích nổi bật hay hoạt động cộng đồng đủ lớn để tác động vào người khác, thì họ có thể là người truyền cảm hứng cho ai khác không, thưa bà?

Người truyền cảm hứng không cần phải là người nổi tiếng, xuất sắc về chuyên môn, mà hãy xuất sắc trong cách sống để theo đuổi đến cùng những giá trị đã chọn của mình.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi cảm phục điều tử tế mà thầy Trần Bình Phục đã theo đuổi - Ảnh 4.

Câu chuyện của người thầy giáo Trần Bình Phục trên đảo Hòn Chuối chính là minh chứng hùng hồn nhất. Thầy vốn không phải là một nhà giáo, nên có thể nói thầy không phải là một người có chuyên môn xuất sắc. Nhưng người thầy ấy đã bền bỉ viết đến lá đơn thứ 6 chỉ để được ra đảo dạy học cho tụi con nít mặc dù bản thân vẫn phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, thì không phải ai cũng làm được. Đó là một tấm gương rất cần truyền thông tôn vinh, một người thầy có trái tim đong đầy tình thương và đã quyết định theo đuổi điều gì thì sẽ phấn đấu đến cùng. Tôi rất cảm phục những điều tử tế mà thầy Phục đã theo đuổi trong cuộc đời của thầy.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi cảm phục điều tử tế mà thầy Trần Bình Phục đã theo đuổi - Ảnh 5.

Thầy Trần Bình Phục và học trò đang nghỉ ngơi trên những bậc thang đến trường ở đảo Hòn Chuối.

Người trẻ nếu muốn lan tỏa niềm cảm hứng cho người khác, thì trước nhất hãy có cảm hứng cho mục đích của chính mình, không cần phải quá cao xa, nhưng hãy xác định đó là đam mê, là sự nghiệp và con đường mà mình đang đi, rồi tìm kiếm sự thành công trên con đường đó mà không cần dựa dẫm vào bất kỳ ai khác.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi cảm phục điều tử tế mà thầy Trần Bình Phục đã theo đuổi - Ảnh 6.

Bà nghĩ như thế nào về giải thưởng WeChoice Awards và vì sao chúng ta nên có một giải thưởng thường niên như thế này trong cuộc sống?

Có rất nhiều tấm gương thầm lặng không được biết đến do chưa bắt gặp lăng kính truyền thông. Nhưng không phải vì truyền thông không biết đến nghĩa là việc làm của họ không tạo được hiệu ứng tác động đến xã hội. Họ, có khi ở đâu đó, đã là một người truyền cảm hứng cho những người xung quanh, cho một nhóm, một cộng đồng nhỏ của họ. Và Wechoice phải dày công tìm kiếm câu chuyện đấy để tiếp tục mang lại cho chúng ta những nguồn cảm hứng tuyệt vời hơn thế. Ý nghĩa của chương trình nằm ở điều đó.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi cảm phục điều tử tế mà thầy Trần Bình Phục đã theo đuổi - Ảnh 7.

Chúng ta ai cũng biết anh Hoàng Xuân Vinh, đến những ca sĩ, nhạc sĩ trẻ nổi tiếng vì hiệu ứng truyền thông, nhưng còn những tấm gương như thầy Trần Bình Phục hay họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu, người cha của Minh "Hấp"… là những câu chuyện mà trước đó truyền thông chưa phát hiện hoặc công chúng chưa biết đến nhiều, thì WeChoice đã đưa được những câu chuyện đó đến với công chúng, đó cũng là trách nhiệm của truyền thông hiện đại.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi cảm phục điều tử tế mà thầy Trần Bình Phục đã theo đuổi - Ảnh 8.

Cảm ơn những chia sẻ của bà Tôn Nữ Thị Ninh ./.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh là 1 trong 5 thành viên của Hội Đồng Thẩm Định WeChoice năm nay cùng với ông Vương Vũ Thắng (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần VCCorp), bà Tôn Nữ Thị Ninh (Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM), ông Trần Đăng Tuấn (Nhà báo, Tổng Giám Đốc AVG - Truyền hình An Viên), Nghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc và bà Đặng Diễm Quỳnh (Nhà báo, Phó Ban Thanh thiếu niên VTV6). Bà Tôn Nữ Thị Ninh sẽ cùng các thành viên còn lại trong HĐTĐ lựa chọn ra Top 5 Đại sứ truyền cảm hứng của giải thưởng WeChoice Awards 2016.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi cảm phục điều tử tế mà thầy Trần Bình Phục đã theo đuổi - Ảnh 10.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi cảm phục điều tử tế mà thầy Trần Bình Phục đã theo đuổi - Ảnh 11.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày