Bà lão không vay tiền nhưng vẫn ‘‘nợ xấu’’ hơn 320 triệu đồng, ngân hàng khẳng định: Chúng tôi không bao giờ sai!

Khuê Hiền, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 16:33 04/02/2025
Chia sẻ

Khoản nợ khổng lồ khiến bà lão 72 tuổi vô cùng sửng sốt vì trước giờ chưa từng sử dụng đến số tiền này.

Chuyện xảy ra vào năm 2018 tại huyện Ngân Na, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Bà Tôn khi đó 72 tuổi, là một người dân lương thiện sống trên địa bàn. Gia đình vốn khó khăn, bà Tôn và chồng phải làm lụng chăm chỉ để tích góp tiền bạc để sống qua này. Sau khi chồng qua đời, bà lão một mình nuôi cậu con trai khôn lớn. Mong ước lớn nhất của bà lão là con trai sớm lấy vợ để yên bề gia thất. 

Đến năm 2019, con trai bà Tôn kết hôn với một cô gái cùng huyện. Để có tiền lo sính lễ, bà Tôn quyết định ra ngân hàng vay tiền. Hôm đó, bà lão chuẩn bị sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân cùng nhiều giấy tờ liên quan khác và có mặt ở ngân hàng lúc 8 giờ sáng. 

Sau một hồi chờ đợi, bà Tôn được nhân viên gọi đến thực hiện thủ tục vay tiền. Sau khi kiểm tra thông tin, giao dịch viên bất ngờ thông báo bà lão không được vay vốn ngân hàng vì bà có khoản nợ 91.000 NDT (khoảng 320 triệu đồng) hơn 10 năm chưa được hoàn trả. Thông tin cá nhân của bà Tôn cũng đã bị ngân hàng liệt kê vào nhóm ‘‘nợ xấu’’. 

Nghe xong thông báo của nhân viên, bà Tôn sững sờ tới nỗi đứng không vững. Vì bà chưa từng vay khoản tiền nào từ ngân hàng và cũng biết số nợ 91.000 NDT từ đâu mà ra. Bà nhiều lần yêu cầu nhân viên kiểm tra lại thông tin trước khi kết luận. Phía ngân hàng khẳng định họ đã cung cấp đúng thông tin khoản nợ của bà Tôn, không có sai sót nào ở đây. 

Bà lão không vay tiền nhưng vẫn ‘‘nợ xấu’’ hơn 320 triệu đồng, ngân hàng khẳng định: Chúng tôi không bao giờ sai!- Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Mang tâm trạng lo lắng và bất mãn trở về nhà, bà Tôn kể lại toàn bộ sự việc với gia đình. Mọi người khuyên bà nên trình báo sự việc với cảnh sát để được hỗ trợ điều tra. 

Làm việc với cảnh sát, bà Tôn cho biết gia đình mình khó khăn nhưng chưa từng nghĩ đến việc vay tiền ngân hàng vì biết khả năng chi trả là rất khó. Mãi đến khi con trai lấy vợ, bà mới đến ngân hàng vay tiền. 

Nắm được toàn bộ câu chuyện, cảnh sát lập tức tiến hành điều tra. Phía ngân hàng cũng hợp tác để cung cấp các tài liệu liên quan đến vụ việc, bao gồm cả giấy chứng nhận vay vốn có chữ ký, con dấu và bản sao CMND của bà Tôn. 

Tối hôm đó, bà Tôn không thể nào ngủ được. Trong lúc bối rối, bà bất ngờ nhớ ra một người phụ nữ tên Mỗ, là chị em kết nghĩa cách đây nhiều năm. Theo đó, bà Tôn và Mỗ là bạn học cùng làng. Năm 2008, Mỗ đến nhà bà để nhờ đứng tên vay vốn làm ăn. Mỗ nói thời hạn vay vốn chỉ kéo dài trong vòng 1 năm. Gia đình Mỗ cũng có khả năng hoàn trả toàn bộ số tiền này. Trong trường hợp bà Tôn và con trai có nhu cầu thì có thể vay thêm, nếu không có thì sau 1 năm, hợp đồng sẽ tự động hết hiệu lực. 

Vốn là người lao động chân chất nên bà Tôn không hiểu rõ về các điều khoản. Tuy nhiên, khi thấy hoàn cảnh gia đình bạn khó khăn nên vẫn đồng ý giúp đỡ. Sau đó, Mỗ cầm giấy tờ của bà Tôn đến ngân hàng để, còn giả chữ ký của bạn để hoàn tất thủ tục vay vốn. 

Sau đó không lâu, Mỗ cùng gia đình chuyển đến nơi khác sinh sống. Bà Tôn cũng dần quên đi khoản vay do mình đứng tên. Thời gian trôi qua, hai bên cũng không còn liên lạc với nhau từ lúc nào không hay. 

Cuối năm 2009, bà Tôn cùng con trai chuyển đến huyện Ngân Na, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) để sinh sống. Đến thời hạn trả nợ, ngân hàng không thể liên lạc được với bà Tôn. Cho rằng bà có hành vi trốn nợ, đến tháng 2 năm 2010, ngân hàng đã tiến hành khởi tạo hồ sơ để kiện bà lão ra tòa. 

Phía tòa án nhiều lần gửi giấy triệu tập nhưng bà Tôn không có mặt. Do đó, phiên tòa vẫn chưa thể đưa ra phán quyết cuối cùng. Phía ngân hàng buộc phải lưu lại hồ sơ và đưa thông tin của bà Tôn vào ‘‘danh sách đen’’. Mãi đến năm 2019, bà Tôn ra ngân hàng làm thủ tục vay tiền thì mới biết được thông tin này.

Để minh oan cho bản thân, bà Tôn đã nộp đơn yêu cầu các bên tiến hành điều tra lại vụ án. Phía viện kiểm sát đã xác minh chữ ký trên giấy nợ và khẳng định không phải do bà lão ký. Sau nhiều tháng điều tra và làm rõ sự việc, dưới sự phối hợp của cảnh sát, bà Tôn đã đạt được thỏa thuận với ngân hàng. Bà tiến hành hoàn trả số tiền còn thiếu 91.000 NDT. Hồ sơ ‘‘bội tín’’ của bà lão cũng được ngân hàng loại bỏ sau 3 tháng sau đó. Họ cũng đồng ý cho bà vay tiền để lo cho con trai.

Theo Toutiao


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày