Anh nông dân quyết không bán bảo vật được trả giá ngang căn nhà, hóa ra là thứ "vạch trần" bộ mặt Võ Tắc Thiên

Thuy Anh, Theo Pháp luật bạn đọc 20:03 18/10/2021

Đây chỉ là một miếng vàng mỏng nhưng lại nói lên nhiều điều về Võ Tắc Thiên.

Anh nông dân quyết không bán bảo vật được trả giá ngang căn nhà, hóa ra là thứ vạch trần bộ mặt Võ Tắc Thiên - Ảnh 1.

Hình minh họa nhân vật Võ Tắc Thiên (Ảnh: Internet)

BẢO VẬT GIÁ TRỊ NGANG MỘT CĂN NHÀ LỚN

Vào ngày 21/5/1982, một người nông dân đang tham gia trồng rừng do làng tổ chức tại núi Tung Sơn, Trịnh Châu, Hà Nam thì bất ngờ phát hiện một vật lạ. Lúc đó, anh đang nghỉ ngơi thì bỗng thấy một đốm màu vàng phản chiếu từ sườn núi. Do tò mò nên anh đã đến tận nơi để xem.

Thật bất ngờ, vật thể mà anh nông dân tìm thấy là hoàng đồng bì (một loại kim bài miễn tội). Theo đo đạc, vật thể có chiều dài khoảng 30 cm và chiều rộng 8 cm và được khắc chữ tinh xảo. Nhưng đáng tiếc, anh nông dân không đọc được hết. Linh tính mách bảo rằng đây có thể là một món báu vật nên đã mang về nhà.

Tin tức về anh chàng tìm thấy món bảo bối được lan truyền rầm rộ. Ngay sau đó, một người chuyên buôn bán di vật đã tìm đến và đề nghị mua lại với giá 50.000 nhân dân tệ (khoảng 176 triệu đồng). Vào thời điểm đó, khoản tiền này đủ mua một căn nhà lớn trong thành phố.

Tuy nhiên, anh đã quyết định giao lại cho cơ quan di tích văn hóa địa phương. Người ta đã xác định rằng món di vật này có liên quan đến Võ Tắc Thiên, và đây cũng là món đồ duy nhất liên quan đến Võ Tắc Thiên không bị lưu lạc ra nước ngoài.

Anh nông dân quyết không bán bảo vật được trả giá ngang căn nhà, hóa ra là thứ vạch trần bộ mặt Võ Tắc Thiên - Ảnh 2.

Miếng vàng tại núi Tung Sơn (Ảnh: Sunnews)

BÍ MẬT NÀO SAU MÀN TRẢ GIÁ CAO BẤT NGỜ?

Sau khi được các chuyên gia phục chế cẩn thận, hoàng đồng bì quay trở lại bộ dạng lấp lánh ban đầu. Có thông tin cho rằng món bảo vật này có tới 96% là vàng tinh khiết.

Mặt trước của món đồ này được khắc 63 ký tự, mô tả những bí mật của Hoàng hậu Võ Tắc Thiên.

Võ Tắc Thiên đã tự đặt cho mình một cái tên khác là Võ Chiếu, ngầm ý rằng bà là Mặt trời và Mặt trăng chiếu xuống núi sông và bách tính (cách gọi khác của người dân hoặc quần chúng). Cái tên này cũng xuất phát từ niềm tin vào các vị thần trong Đạo giáo. Miếng vàng này tượng trưng cho các vị thần, hy vọng thần linh trên cao sẽ tha thứ cho những tội ác mà Võ Tắc Thiên đã phạm phải.

Các chuyên gia đã vô cùng thích thú khi nhìn thấy miếng vàng này. Không chỉ được làm từ loại vàng có chất lượng cao, hoàng đồng bì còn được tạo nên bởi bàn tay nghệ nhân điêu luyện bậc nhất.

Anh nông dân quyết không bán bảo vật được trả giá ngang căn nhà, hóa ra là thứ vạch trần bộ mặt Võ Tắc Thiên - Ảnh 3.

Nét chữ được khắc tinh xảo (Ảnh: Newstimes)

Sau khi phân tích, các chuyên gia nhận thấy rằng những tấm thẻ vàng này được gia công cực kỳ tinh xảo, độ dày và nét khắc của các ký tự đều đạt đến mức hoàn hảo. Đặc biệt, công nghệ khắc chữ trực tiếp có giá trị lịch sử vô cùng lớn.

Cụ thể, Hoàng đồng bì được khắc bằng đục (một loại dao khắc vuông đặc biệt). Đây là một kỹ thuật chạm khắc đòi hỏi kỹ năng cực kỳ cao của người thợ. Ngoài ra, điều đáng nói là độ dày của miếng vàng này chỉ 1 mm, nên có nhiều người cho rằng không khác gì chạm khắc trên tóc. Kỹ thuật chạm khắc cổ xưa này và vẫn còn là bí ẩn đối với giới chuyên gia.

Sở dĩ miếng hoàng đồng bì được gọi là bảo vật quốc gia quý hiếm vì nó là bằng chứng rõ nhất chứng minh cho tư tưởng về sự bất tử của Hoàng hậu Võ Tắc Thiên. Miếng vàng cũng là di tích văn hóa quý giá duy nhất còn tồn tại có thể liên quan đến nhân vật này và có ý nghĩa to lớn đối với nghiên cứu khảo cổ học.

Bài viết tham khảo các nguồn: QQ, Sohu, Newstimes.net