Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm

Vân Đức, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 14:39 04/02/2025
Chia sẻ

Ông Nguyễn Ngọc An khoác long bào, đeo mặt nạ,... đã tái hiện lại cảnh nhà vua xuống đồng cày ruộng đầu năm mới tại lễ hội Tịch điền năm 2025.

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 1.

Sáng ngày 04/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), tại xã Tiên Sơn (TX. Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã tổ chức lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025. Đây là lễ hội truyền thống của người dân xã Đọi Sơn (TX. Duy Tiên), nhằm cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 2.

Khai mạc lễ hội là màn trống của chị em phụ nữ và màn biểu diễn múa lân

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 3.

Theo sử sách, lễ hội Tịch điền gắn liền với sự kiện vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) - vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam trực tiếp xuống ruộng cày trong lễ Tịch điền vào năm 987, thể hiện sự quan tâm đến nông nghiệp và khuyến khích sản xuất.

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 4.

Được biết, theo thời gian, lễ hội Tịch điền Đọi Sơn dần bị mai một và bắt đầu được khôi phục lại vào năm 2009. Việc khôi phục lại lễ hội truyền thống đã thu hút sự quan tâm lớn của người dân và du khách thập phương

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 5.

Lễ hội được tổ chức vào mùng 7 tháng Giêng hằng năm, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ có nghi thức rước kiệu, dâng hương và tái hiện lại cảnh vua xuống ruộng cày

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 6.

Nghệ nhân Phạm Trí Khang thực hiện nghi lễ bái yết thần nông, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 7.

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 8.

Hàng trăm người dân đứng xem buổi lễ

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 9.

Sau khi thực hiện xong nghi lễ bái yết Thần Nông, một người nông dân được tuyển chọn từ trước sẽ khoác long bào, đeo mặt nạ thực hiện nghi lễ nhập linh khí quân vương và đi những sá cày đầu tiên

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 10.

Người tái hiện lại cảnh vua Lê Đại Hành trực tiếp xuống ruộng cày là ông Nguyễn Ngọc An (75 tuổi)

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 11.

Theo sau "vua" là thôn nữ gieo hạt giống

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 12.

Được chọn lựa đóng vai vua Lê Ngọc Hành, bô lão Ngọc An chia sẻ: "Khi được lựa chọn là người đóng vai vua Lê Đại Hành, tôi cảm thấy hết sức bất ngờ và cũng có chút lo lắng. Tôi vẫn nhớ như in lần đầu được gọi tên để khoác long bào cày ruộng, hồi hộp lắm. Được sự động viên của các đồng chí cán bộ lãnh đạo xã và qua tìm hiểu, học hỏi thêm để điều chỉnh dáng đi, phong thái… Năm 2019, lần đầu tiên tôi đảm nhận đóng vai vua trong Lễ hội Tịch điền".

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 13.

Bô lão Ngọc An tâm sự, dù đã được tập luyện và quá quen thuộc với con trâu, thế nhưng, người đàn ông 75 tuổi vẫn lo lắng cả đêm trước ngày diễn ra lễ hội. "Dù đã được tập duyệt nhiều lần trước đó, bản thân tôi cũng không lạ lẫm với con trâu, cái cày, thế nhưng tâm trạng bồn chồn là điều không thể tránh khỏi. Khi lễ hội kết thúc, nhận được lời khen, động viên cùng sự ủng hộ của mọi người tôi thấy phấn khởi, tự hào và vững tin hơn. Tính từ năm 2019 đến nay tôi đã 6 năm đóng vai vua đi cày”, ông An nói thêm.

Ảnh: Hàng trăm người dân chen nhau xem "Vua đi cày" trong Lễ tịch Điền đầu năm- Ảnh 14.

Theo quan niệm người xưa, vua đi 3 sá, quan đi 5 sá, người dân đi 7 sá


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày