Ảnh cũ ghi lại bên trong kỹ viện thời nhà Thanh: Có nhiều điều khiến bạn phải vỡ lẽ vì quá khác trên phim

Trung Hạ, Theo Phụ nữ Số 22:18 02/03/2024
Chia sẻ

Bộ ảnh cũ này sẽ giúp bạn trải nghiệm chân thật văn hóa nghệ kỹ thời nhà Thanh.

Cuối triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc được các sử gia đánh giá là giai đoạn xã hội phức tạp chưa từng có. Trong thời kỳ này, không chỉ có những tư tưởng chính thống truyền thống, mà còn có “Tây học Đông tiến”, rất nhiều văn hóa và đồ dùng nước ngoài... du nhập vào Trung Quốc, dẫn đến một thời kỳ lịch sử “vừa bảo thủ vừa cởi mở”.

Những bộ ảnh được chụp bởi máy ảnh phương Tây đã giúp hậu thế có cái nhìn chân thực hơn về con người và đời sống của họ ở thời kỳ nay. Từ người dân bình thường ngoài dân gian cho đến Từ Hi Thái hậu trong cung đình cũng đều thích thú và đam mê chụp hình. Nhờ vậy mà đã để lại kho tàng ảnh cũ đồ sộ, bao gồm cả văn hóa nghệ kỹ (kỹ viện kết hợp các loại hình nghệ thuật như đàn ca hát múa…).

Ảnh cũ ghi lại bên trong kỹ viện thời nhà Thanh: Có nhiều điều khiến bạn phải vỡ lẽ vì quá khác trên phim - Ảnh 1.

Đây là hình ảnh bên trong một kỹ viện ở Quảng Châu được chụp vào năm 1871, nhưng đây không phải là trên đất liền, mà là nhà thuyền hoa nổi bồng bềnh trên nước. Từ quy mô và khí thế của loại thuyền này, cộng thêm những họa tiết chạm khắc tinh xảo nới thấy trình độ chế tạo loại nhà thuyền này không hề tầm thường. Đương nhiên cũng không thể làm được nếu không có chi phí khổng lồ. Loại nhà thuyền kỹ viện xa hoa này chỉ dành cho quan lại và thương nhân giàu có đến tận hưởng cuộc sống, người bình thường không được phép vào.

Mỗi đêm, nhà thuyền kỹ viện được thắp sáng rực rỡ, tiếng ca hát và nhạc cụ vang vọng, lúc thì dừng lại giữa sông lúc thì trôi nổi theo dòng chảy.

Ảnh cũ ghi lại bên trong kỹ viện thời nhà Thanh: Có nhiều điều khiến bạn phải vỡ lẽ vì quá khác trên phim - Ảnh 2.

Năm 1901, hai thương nhân đang thảo luận về chuyện kinh doanh. Bức ảnh này được chụp trong một kỹ viện ở Bắc Kinh. Xung quanh hai thương nhân là 5 cô ca kỹ đang đàn hát, vui cười.

5 cô ca kỹ này trông còn rất trẻ, họ ăn mặc lộng lẫy, không cần phải lo lắng về chuyện cơm ăn áo mặc. Đây chắc chắn là cuộc sống đầy chất lượng khó có được trong thời đại nghèo khó đó. Chỉ nhìn quần áo họ mặc cũng đủ biết không phải thứ mà người bình thường đủ khả năng mua được.

Ảnh cũ ghi lại bên trong kỹ viện thời nhà Thanh: Có nhiều điều khiến bạn phải vỡ lẽ vì quá khác trên phim - Ảnh 3.

Bức ảnh nhóm của một kỹ viện được chụp vào năm 1901. Bạn có nhận xét gì về nhan sắc của những cô kỹ nữ trong bức ảnh này. Nhiều cư dân mạng dành tặng cơn mưa lời khen đến hai cô gái ngồi hàng chính giữa, nhan sắc của họ nếu được đặt vào thời ngày nay cũng không hề tầm thường.

Có 2 chi tiết được đánh giá là rất dễ thương trong bức ảnh này. Một là chi tiết hai cô gái ngồi giữa nắm tay nhau để chụp hình, chi tiết còn lại là cô gái đứng phía sau đã đặt tay lên vai cô gái phía trước. Cả khung hình nhìn đơn giản mà hài hòa đến không tưởng.

Hãy chú ý đến đôi chân “ba tấc kim liên” của họ, đây được xem là một trong những tiêu chuẩn về cái đẹp ở thời bấy giờ.

Ảnh cũ ghi lại bên trong kỹ viện thời nhà Thanh: Có nhiều điều khiến bạn phải vỡ lẽ vì quá khác trên phim - Ảnh 4.

Hai cô ca kỹ tươi cười, ăn mặc sang trọng, trang điểm đậm và còn rất trẻ. Người thì kéo đàn, người thì hát, cộng thêm nhan sắc xinh đẹp, đây chính là “cần câu cơm” giúp họ không cần phải lo lắng đến chuyện cơm áo gạo tiền mỗi ngày.

Ảnh cũ ghi lại bên trong kỹ viện thời nhà Thanh: Có nhiều điều khiến bạn phải vỡ lẽ vì quá khác trên phim - Ảnh 5.

Người phụ nữ trong bức ảnh cũ này mang đến cho người ta cảm giác rất thời trang, mặc sườn xám, toát ra sự tao nhã trong nét quyến rũ của người phụ nữ phương Đông.

Ảnh cũ ghi lại bên trong kỹ viện thời nhà Thanh: Có nhiều điều khiến bạn phải vỡ lẽ vì quá khác trên phim - Ảnh 6.

Đây là một kỹ nữ rất nổi tiếng cuối triều đại nhà Thanh tên Tiểu Vinh Hỷ, ngoại hình thanh tú, gương mặt xinh đẹp, dáng người nhỏ nhắn, khiến biết bao người đàn ông mê đắm.

Nhắc đến kỹ viện, có lẽ nhiều người thường nghĩ rằng nơi đây không đứng đắn. Song kỹ viện thời ấy rất đa dạng. Có loại kỹ viện cao cấp, kỹ nữ “chỉ bán nghệ, không bán thân”, khách hàng phải trả nhiều tiền mới có thể vào nghe họ đàn ca nhảy múa. Thậm chí, nếu không có tài nghệ mà chỉ dựa vào nhan sắc, một kỹ nữ cũng không thể tồn tại lâu dài trong kỹ viện.

Nguồn: Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày