Có khá nhiều dấu hiệu chỉ ra một thiên tài trong xã hội đầy rẫy những người bình thường này. Ví dụ, nếu một đứa trẻ có khả năng tập trung cực cao, đến mức không một âm thanh nào có thể khiến nó xao động, có thể nó là thiên tài. Hay như một số người có năng khiếu đặc biệt về một lĩnh vực nào đó, họ cũng được gọi là thiên tài.
Ngoài ra, nếu ghét âm thanh trong video dưới đây, bạn cũng có thể là thiên tài đấy.
Đoạn âm thanh trên ghi lại tiếng nhai thức ăn. Bạn thấy sao, bình thường hay khó chịu? Thực ra nếu khó chịu thì cũng là chuyện không mấy khó hiểu, vì nhiều người cũng có chung cảm nhận như vậy.
Tuy nhiên, có khoảng 20% dân số sẽ cảm thấy cực kỳ "điên tiết", ruột gan sôi sùng sục mỗi khi có người nhai phát ra tiếng ở bên cạnh. Đó là vì họ mắc phải một chứng bệnh hiếm mang tên Misophonia.
Chứng bệnh này thực sự bất tiện. Nó khiến bạn có phản ứng rất mạnh với một số âm thanh đặc biệt - bao gồm tiếng nhai, tiếng liếm môi, tiếng húp sụp soạp, thậm chí cả tiếng nuốt, tiếng thở phì phò hay tiếng gót giày đi trên sàn cũng chung số phận.
Cụm từ "phản ứng mạnh" ở đây không phải là nói quá, mà chính xác là như vậy theo đúng nghĩa đen. Người mắc misophonia sẽ cảm thấy không thể chịu đựng nổi trước các âm thanh như vậy, và họ sẽ phản ứng lại.
Nhưng bi kịch là ở chỗ nhiều người sẽ không hiểu cho căn bệnh này, mà cho rằng người bệnh nhạy cảm quá, tiểu thư quá... Kết quả, quan hệ xã hội gần như không còn chỗ để phát triển.
Tuy nhiên, tạo hóa đôi lúc cũng thật tréo ngoe. Lịch sử đã cho thấy rất nhiều người được xem là "thiên tài" cũng mắc phải chứng bệnh này. Ví dụ như Charles Darwin, Anton Chkhov, hay Marcel Proust. Họ đều là những vĩ nhân trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, và tất cả đều phải đeo nút tai khi làm việc, vì không chịu nổi những âm thanh nhỏ nhặt.
Khoa học thời hiện đại cũng ghi nhận mối quan hệ này. Trong một nghiên cứu của ĐH Northwestern (Mỹ), với hơn 100 đối tượng thì những người mắc phải Misophonia dường như có sức sáng tạo cao hơn hẳn. Hơn nữa, độ sáng tạo còn tăng lên theo thời gian phải lắng nghe những âm thanh như thế.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiều khi cái sự ghét này là do định kiến, và sự sáng tạo từ chứng bệnh này có thể được tích tụ.
Charles Darwin cũng là một người không thể chịu nổi tiếng ồn, dù là nhỏ nhặt như tiếng nhai thức ăn
Do đó nếu như vô tình ngồi cạnh một người "ăn to nói lớn", đơn giản hãy chuẩn bị cho mình một tư thế ngồi thư giãn thoải mái nhất có thể mà... tận hưởng. Có thể sau đó, ý tưởng sẽ tuôn ra như suối nhé.