Alpine Ibex là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758, thường gặp nhiều ở vùng Alps. Chúng sử dụng móng guốc giống như chiếc gọng kìm và sự nhanh nhẹn ấn tượng của chúng để leo lên ngay cả những vách đá dốc nhất, do đó loài dê này tránh được hầu hết các loài săn mồi. Nhưng chính khả năng leo lên cả những bức tường thẳng đứng của chúng đã khiến loài dê ibex nổi tiếng khắp thế giới.
Đập Cingino, nằm ở vùng Piedmont của Ý, là một trong nhiều đập xây dựng ở Châu Âu, nhưng nó đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch vài năm trở lại đây, sau khi những bức ảnh về loài ibex leo lên con đập thẳng đứng được lan truyền trên mạng. Từ những bức ảnh có thể thấy loài động vật này di chuyển trên con đập một các cực kì thành thạo và khó tưởng, nên cũng không có gì ngạc nhiên khi hàng triệu người trên thế giới bị thu hút bởi cảnh tượng đó.
Bằng cách nào đó mà những con dê ibex có thể bám chặt vào bất kỳ tảng đá nào nhô ra khỏi đập nước, điều này cũng cho phép chúng thoải mái di chuyển trên bức tường cao 50 mét và tiếp cận khoáng chất mà chúng vô cùng thèm muốn - muối.
Tường đập đá là một nguồn muối và khoáng chất quý giá. Đập đá xây bằng bê tông, giải phóng khoáng chất canxi nhôm (gọi là ettringite). Khoảng 20% bê tông cứng có chất ettringite, nguồn muối khoáng quan trọng cho chúng.
Chế độ ăn của các loài động vật ăn cỏ như dê Ibex bị thiếu muối, và để cho cơ thể có thể hoạt động một cách bình thường, chúng cần phải bổ sung một lượng muối nhất định từ thiên nhiên. Nếu không có nó, xương của chúng không đủ chắc khỏe, hệ thần kinh và cơ bắp của chúng không hoạt động bình thường, vì vậy chúng sẽ chẳng thể tồn tại nếu thiếu muối. Vào mùa xuân, loài động vật này thường liếm những con đường đã được xử lý bằng muối chống đóng băng, hoặc nhai bùn đất để tìm muối. Nhưng có được lượng muối cần thiết này không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Dê Ibex có thể khai thác nguồn tài nguyên này. Là những thợ leo núi xuất sắc, dê Ibex sẽ trèo lên mặt thẳng đứng của những bức tường (kè taluy đường giao thông, kè các đập thủy lợi...), bám vào những tảng đá nhỏ nhô ra làm chỗ đứng và ăn muối.
Một nguồn muối quý mà chỉ loài dê ibex mới có thể tiếp cận được tìm thấy trên các bức tường trên con đập như của Cingino. Ettringite, còn được gọi là muối Candlot, là một canxi alumi no-sunfat được hình thành trong quá trình thủy hóa
xi măng poóc lăng. Và đó chính là một chất dinh dưỡng đặc biệt có giá trị đối với loài dê này, vì nó chứa canxi và các thành phần khoáng chất giúp cho loài dê này có thể hoạt động khỏe mạnh.
Những bức ảnh về loài dê này đậu trên các bức tường của đập thẳng đứng đã được lan truyền trên mạng trong nhiều năm nay, và trong khi hầu hết chúng được chụp tại đập Cingino, ở Piedmont, thì hành vi như vậy đã được quan sát thấy tại hầu hết các đập khác ở Ý, như Barbellino, đập cao 65 mét ở Lombardy, hay đập Lago della Rossa, một cấu trúc cao 31 mét ở Piedmont.
Chúng không tỏ vẻ sợ hãi trước mặt tường dốc đứng, thậm chí còn cố chen chúc nhau để tìm vị trí tốt. Cấu tạo chân đặc biệt giúp dê núi Ibex không bị rơi khỏi vách đá hoặc những bức tường dốc cao.
Điều thú vị là, trong khi loài dê này được ca ngợi sở hữu khả năng leo tường tìm muối thượng thừa thì không phải tất cả các cá thể của loài này đều có thể leo lên những con đập. Những con đực to lớn thường không thể tham gia vào loại hành vi này, có thể là do khối lượng cơ thể lớn (lên đến 100 kg) và sừng lớn khiến chúng khó giữ thăng bằng hơn, trong khi đó, những con cái của chúng thường được nhìn thấy trên các con đập.
Vào mùa Xuân và Hè, những con dê Alpine Ibex sống ở nơi nhiều cỏ hoặc vùng có cây lá kim. Trước khi mùa Đông khắc nghiệt ập tới, chúng phải tranh thủ tích mỡ rồi trốn vào những dãy núi Alps để tránh rét. Cũng giống như nhiều động vật ăn cỏ khác, loài dê này thiếu muối và khoáng chất cần thiết bởi chúng không có trong cỏ cây ăn hàng ngày. Nhu cầu muối càng cao, buộc chúng phải tự tìm kiếm.
Vào thế kỷ 19, do bị săn bắt quá mức để lấy thịt và cặp sừng để chữa bệnh nên dê Alpine Ibex giảm số lượng nhanh chóng, chỉ còn khoảng 100 cá thể ở phía Tây dãy Alps. May mắn thay, nhờ những nỗ lực bảo tồn và việc thành lập vườn quốc gia Gran Paradiso giúp loài dê này quay trở lại khu vực, sinh sôi và phát triển. Đến nay, trên dải dãy Alps có khoảng 50.000 cá thể.
Móng guốc chẻ làm đôi và đệm chân giống cao su giúp dê núi Alpine ibex dễ dàng leo lên bề mặt vách đá gần như thẳng đứng để tìm ăn muối khoáng. Chúng có khả năng giữ thăng bằng tuyệt vời, thường sống ở địa hình rất dốc với độ cao thậm chí lên tới 4.600m mà không sợ bị ngã. Sở dĩ loài dê này sống trên độ cao như vậy là để ẩn náu, bảo vệ mình khỏi các loài thú ăn thịt nguy hiểm.
Việc đi trên mặt đập nước cao không đơn giản chỉ là việc những chú dê trình diễn khả năng của mình. Những chú dê thực tế là đang kiếm ăn, chúng liếm những phiến đá trên mặt đập...