Ai bảo cứ sống thì phải cần não, có loài còn ăn luôn cả não của chính mình đây này!

CAPRICORNUS, Theo Pháp luật và Bạn đọc 22:59 12/04/2022

Đại dương bao la chưa bao giờ hết điều kỳ lạ, chẳng hạn như việc dung dưỡng cả loài sinh vật sống không cần não như hải tiêu. Vậy mà chúng được cho là tổ tiên của các loài động vật có xương sống.

Vẫn biết dưới đại dương sâu thẳm có thể là một thế giới khác. Nơi ấy chứa nhiều điều kỳ lạ và thú vị. Trong đó, có loài sinh vật có vẻ ngoài đáng yêu, mong manh. Loài sinh vật biển này đã đốn tim không biết bao nhiêu người. Netizen còn mạnh dạn cho rằng, chúng chính là khởi đầu ý tưởng cho nhân vật trong phim hoạt hình Ponyo (Cô bé người cá) của Ghibli.

Cái tên nghe đến kỳ lạ: Áo dài

Thân thiện hơn thì gọi là hải tiêu. Bởi ngoại hình của chúng như một chiếc bao rỗng vậy. Thỉnh thoảng, chúng cũng được gọi là "mực nước biển". Vì khi chạm vào, chúng căng phồng lên và phun ra những tia nước.

Chúng thuộc loài Ascidians, bộ Phylum Urochordata, có quan hệ họ hàng gần với Phylum Chordata (gồm các loài động vật có xương sống). Và có đến hơn 2000 loài Ascidians. Dòng họ nhà hải tiêu đa dạng và phong phú. Bởi vậy, ngoài chiếc bao rỗng để nhận biết, chúng còn biến hóa tài tình vì có nhiều màu sắc.

Ở các vùng khác nhau, hải tiêu sẽ có ngoại hình khác đôi chút, nhưng đều rất thu hút và sặc sỡ. Chẳng hạn, loài hải tiêu phổ biến tìm thấy ở vùng biển Caribe là hải tiêu chuông xanh. Các khu vực xung quanh St. John (Canada) thì xuất hiện cả áo dài dâu tây.

Hải tiêu dâu tây và chuông xanh màu sắc rực rỡ

Hải tiêu bắt đầu cuộc đời như thế nào?

Hải tiêu có thể phân biệt thành ba loại:

Hải tiêu đơn độc: Sống một mình, không "đu" theo bầy đàn.

Hải tiêu thực dân: Những con hải tiêu có thể tách ra riêng lẻ và tự phát triển thành cụm mới.

Hải tiêu phù du: Một số loài áo dài không thích chung đụng cũng không thích nương tựa vào bầy đàn, càng không bám vào bề mặt nào cố định. Chúng sống "du mục". Hải tiêu phù du có thể vô định, trôi theo dòng nước. Chúng sử dụng xi phông của mình để di chuyển.

Ai bảo cứ sống thì phải cần não, có loài còn ăn luôn cả não của chính mình đây này! - Ảnh 3.

Hải tiêu Clavelina Moluccensis, còn được gọi là Blue Sea Squirt. Chúng sống như một đàn zooids với cơ thể màu trắng mờ và ba đốm màu xanh lam bên trong. Loài hải tiêu này thường được nhìn thấy nhiều nhất vào mùa đông và mùa xuân.

Hải tiêu khi còn là ấu trùng có chứa nhiều túi cảm giác. Những túi này nhạy cảm với ánh sáng lẫn trọng lực. Điều đó cho phép chúng có khả năng tự định hướng khi bơi.

Hải tiêu có thể ở dạng sền sệt hoặc cứng cáp. Bởi chúng cũng chứa xenlulose. Nhờ đó, chúng có thể tránh khỏi những kẻ săn mồi. Áo dài có hai lỗ mở, gọi là xi phông. Xi phông thứ nhất giúp chúng hút nước vào để lọc thức ăn. Xi phông thứ hai giúp chúng loại bỏ chất thải và nước cũ.

Hải tiêu rất đa dạng từ màu sắc đến kiểu dáng, chẳng hạn như loài Bell Blue này

Giai đoạn ấu trùng của hải tiêu kết thúc rất nhanh. Mục tiêu chính của cuộc đời chúng là tìm một nơi để sống cho quãng đời còn lại. Tưởng dài lắm, nhưng giai đoạn ấu trùng chỉ trong khoảng vài giờ mà thôi. Sau vài ngày, chúng sẽ bám vào bề mặt nào đó bằng các nhú dính ở gốc.

Đến giai đoạn trưởng thành, phần đuôi của ấu trùng được "hồi sinh", là phương tiện cung cấp thức ăn cho chúng. Còn những loại hải tiêu phù du, chúng sẽ bắt đầu hành trình cuộc đời từ đây.

Ăn não của chính mình, tin được không?

Trông thì có vẻ dễ thương, hầu hết chúng đều mang vẻ trong suốt. Nhờ đó mà khi chu du đại dương hoặc săn mồi, chúng khó bị phát hiện. Một số loài còn có khả năng phát quang sinh học để đánh lạc hướng kẻ săn mồi.

Nghe có vẻ kỳ lạ và khó hiểu, hải tiêu áo dài tự biến mình thành thức ăn. Cụ thể là chúng ăn bộ não của chính mình. Nhìn thì thấy chúng là những bao rỗng, sử dụng 2 xi phông để lọc nước trong cơ thể. Ấu trùng áo dài có vẻ ngoài giống nòng nọc. Sau vài ngày khi lặn xuống bề mặt cứng, chúng dán đầu vào tảng đá chẳng hạn. Cái đuôi tiêu biến, bắt đầu trở thành cái bao rỗng, và mất cả não luôn.

Có nhiều loài hải tiêu áo dài chọn cách sống đơn côi một mình, không màng thị phi ngoài nhân gian

Thực ra, túi não nhỏ của chúng đã tiêu biến và chuyển hóa thành hạch não để phụ trách việc tiêu hóa thức ăn. Bởi vậy, những lời đồn đại rằng chúng ăn não của mình nghe có phần sai sai. Miệng lưỡi thế gian mà, tránh sao nổi.

Ai bảo cứ sống thì phải cần não, có loài còn ăn luôn cả não của chính mình đây này! - Ảnh 6.

Cũng có loài hải tiêu thích sống bầy đàn thành cụm như thế này

Chúng không tự ăn chính mình, mà chúng bị ăn. Một vài loài hải tiêu ăn được, phổ biến nhất ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Loài này là dứa biển (Halocynthia roretzi).

Ai bảo cứ sống thì phải cần não, có loài còn ăn luôn cả não của chính mình đây này! - Ảnh 7.

Loài hải tiêu bé nhỏ được cho là nguyên mẫu nhân vật phim hoạt hình Ponyo (Cô bé người cá)

Vẻ ngoài khi còn nhỏ của chúng thực sự giống như những nhân vật bé nhỏ trong phim hoạt hình kinh điển Ponyo (Cô bé người cá) của Studio Ghibli. Điều này có thể giải thích vì sao người Nhật lại yêu thích chúng đến vậy. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra ra khi chúng còn nhỏ. Còn khi trưởng thành, chúng có thể trở thành món gỏi ngon trên đĩa rồi.

Ai bảo cứ sống thì phải cần não, có loài còn ăn luôn cả não của chính mình đây này! - Ảnh 8.
Ai bảo cứ sống thì phải cần não, có loài còn ăn luôn cả não của chính mình đây này! - Ảnh 9.

Hải tiêu dứa biển (Halocynthia roretzi) là món ngon được ưa thích ở các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc

Học được gì ở loài hải tiêu áo dài?

Sứ mệnh của hải tiêu: Nhỏ bé nhưng có ích

Dưới những con sóng của đại dương, loài áo dài nhỏ bé đã biết được sứ mệnh của mình. Chất độc mà hải tiêu tiết ra có thể nghiên cứu tạo ra loại thuốc độc đáo. Thuốc này có tác dụng chống lại bệnh ung thư trung biểu mô, ung thư phổi và u não.

Độc tố Trabectedin được các nhà khoa học thuộc ĐH Vienna phát hiện ở hải tiêu có tác dụng lớn trong việc điều chế thuốc chống ung thư. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Cancer Therapeutics, Trabectedin được sử dụng gần như một chất thay thế hóa trị. Nhắm vào DNA và thu hút phản ứng của hệ thống miễn dịch. Tại Nhật Bản và Thụy Sĩ, các nghiên cứu này cũng được áp dụng và đưa vào thực nghiệm trong quá trình ức chế khối u.

Ai bảo cứ sống thì phải cần não, có loài còn ăn luôn cả não của chính mình đây này! - Ảnh 10.

Dù sống bình lặng hay chọn cuộc đời chu du thì hải tiêu vẫn có sứ mệnh riêng của mình

Cần học cách thích ứng với cuộc đời

Nói đơn giản, hải tiêu sống bằng cách lọc nước qua miệng. Thu thập dinh dưỡng từ nước khi lọc qua cơ thể. Sau đó thải nước ra khỏi cơ thể. Giai đoạn ấu trùng có hình dáng như con nòng nọc, bơi loanh quanh, ăn thức ăn và lớn lên. Khi đủ lớn, chúng tìm một địa điểm thích hợp để định cư.

Với loài không có nhu cầu di dân, chúng tự bám vào đầu mình. Tái hấp thu một số bộ phận cơ thể, trong đó có não. Sau khi tái thiết lập cấu trúc để phù hợp với qua trình lọc nước. Chúng có thể yên tâm sống nốt phần đời còn lại.

Với loài di dân và nhu cầu tạo bầy đàn, chúng chọn một nơi và phát triển thành cụm. Cũng có loại chọn nơi ở ẩn, sống một mình. Và loài phù du, thì bắt đầu trôi nổi vô định.

Hành trình cuộc đời của hải tiêu như vậy. Cùng là một loài, nhưng chúng có thể chọn cách sống khác nhau. Cũng như con người chúng ta, cần học cách thích ứng với cuộc đời. Chọn lối sống nào thì cần học hỏi và chuẩn bị cho quãng đời tương lai đó. Giống như cách loài hải tiêu sinh tồn vậy.