Bạn đã bao giờ để quần áo trong máy sấy hơn một giờ đồng hồ mà thấy chúng vẫn còn ẩm chưa? Hoặc bạn cảm thấy mệt mỏi khi lôi những bộ quần áo nhăn nhúm ra khỏi máy sấy? Tất cả có thể do những sai lầm đáng tiếc của người dùng.
Hãy tránh những sai lầm phổ biến được nhắc đến trong bài viết, đây cũng chính là những mẹo hữu ích giúp bạn tránh được việc tốn thời gian và tiền bạc.
1/ Bỏ đồ quá nhiều hoặc quá ít
Bạn có biết rằng vải sẽ nở ra khi được sấy khô. Vì thế, chiếc máy sấy có thể giúp những chiếc khăn mới giặt được đẹp đẽ và mềm mại. Tuy nhiên, những chiếc khăn quá khổ không xẹp xuống đúng cách khi chúng đã khô. Quần áo với một lượng ít bỏ trong máy sấy cũng có thể làm tăng thời gian sấy khiến máy lãng phí năng lượng.
Giải pháp chính là khi sấy ít đồ, bạn nên bỏ vài chiếc khăn để tránh hiện tượng vón cục cho quần áo. Bạn nên sấy với trọng lượng vừa đủ giúp máy chạy hiệu quả và ít gặp sự cố hơn.
2/ Bạn không tận dụng được nhiệt dư
Bạn dành cả ngày để giặt giũ. Khi sấy, bạn tận dụng nhiệt dư còn lại để sấy thay vì bắt đầu từ nhiệt độ phòng với mong muốn sấy nhanh hơn. Đây cũng là cách làm sai lầm vì máy sau khi sấy xong cũng cần có thời gian để xả nhiệt và khởi động trước khi bắt đầu mẻ sấy mới.
3/ Để quần áo quá lâu trong máy sấy
Sau khi sấy khô, bạn nên mang đồ ra bên ngoài và treo lên. Để quần áo quá lâu sau khi đã hoàn thành việc sấy sẽ khiến nếp nhăn có thể hình thành và quần áo thậm chí bị co lại do nhiệt dư.
4/ Sấy quá khô
Máy sấy quần áo tương tự giống máy sấy khi sấy tóc. Tóc sẽ bị khô và xơ nếu sấy quá khô. Nhiệt độ cao từ máy sấy có thể làm hỏng quần áo và khăn trải giường. Hãy đặt hẹn giờ trên máy sấy và thận trọng với các loại vải khác nhau để chọn chế độ sấy khác nhau. Nhiều trường hợp nhiệt độ không phù hợp sẽ khiến vải bị ố vàng, nhăn, co rút, mất độ đàn hồi và thay đổi kết cấu.
5/ Bạn không sử dụng bóng máy sấy
Việc không quen sử dụng bóng máy sấy thì đây là lúc nên thử chúng. Chúng có thể tăng tốc thời gian sấy, giảm nếp nhăn và tĩnh điện, tạo độ bền cho quần áo.
6/ Không làm trống bẫy xơ vải sau mỗi lần sấy
Không làm sạch bẫy xơ vải thường xuyên sẽ khiến bẫy bị tắc, máy sấy gây ra hiện tượng quá nóng, có thể cháy nổ gây ra hỏa hoạn.
7/ Không làm sạch mỗi tháng
Máy sấy cũng giống máy giặt, cần vệ sinh định kỳ bằng xà phòng và nước. Mỗi tháng hoặc vài tháng cần làm sạch để tăng hiệu quả sấy cũng như ngăn ngừa việc hỏa hoạn do xơ vải và cặn tích tụ.
8/ Không hiểu tất cả các chức năng hoạt động của máy sấy
Nhiều người chỉ sử dụng một hoặc hai chương trình của máy sấy, thường là vì không hiểu các chức năng hoạt động khác. Nếu không hiểu rõ, bạn có thể đang bỏ lỡ một số chức năng rất hữu ích.
9/ Mở cửa máy sấy thường xuyên
Nếu bạn đang cố gắng tăng hiệu suất, tránh mở cửa máy sấy sau khi bắt đầu một chu trình để giữ không khí nóng bên trong. Mỗi khi bạn mở cửa, lồng giặt sẽ mất nhiệt và tăng thêm thời gian cho chu trình sấy.
Theo Onegoodthingbyjillee