Bài viết dưới đây là cô Tần, nhân viên tại một viện dưỡng lão tại Trung Quốc đang được chia sẻ rộng khắp trên Sohu.
Với 8 năm làm điều dưỡng viên tại viện dưỡng lão, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh đời trái ngược. Người sống những năm tháng cuối đời trong khổ sở, bị con cái ghẻ lạnh, bệnh tật đầy mình, không tiền bạc. Bên cạnh đó, không ít cụ ông, cụ bà sống vui vẻ, có đời sống tinh thần phong phú được con cái thường xuyên ghé thăm. Qua quan sát, tôi nhận ra những người này đều âm thầm làm đúng 3 việc này trước khi bước sang tuổi 60 để đổi lại khoảng thời gian an nhàn ở năm tháng tuổi già.
Sức khỏe là nền tảng để sống an nhàn khi về già. Những người cao tuổi khỏe mạnh tại viện dưỡng lão đều có thói quen chăm sóc cơ thể từ sớm.
Ông Trương, 78 tuổi, ở tầng 3, tự tập Thái Cực Quyền trong vườn mỗi sáng, không cần điều dưỡng hỗ trợ. Ông chia sẻ: “Từ năm 55 tuổi, tôi đi bộ nhanh 40 phút mỗi ngày. Trời mưa thì tập vẩy tay trong nhà. Giờ huyết áp, đường huyết của tôi còn ổn hơn người trẻ!”.
Ngược lại, ông Lý ở tầng 2, trước 60 tuổi chỉ biết “kiếm tiền là quan trọng”, thức khuya làm thêm giờ. Kết quả, ông mắc tiểu đường biến chứng hoại tử bàn chân, cao huyết áp dẫn đến liệt nửa người, con cái phải thuê hai điều dưỡng chăm sóc. Ông không chỉ chịu khổ mà tiền bạc cũng cạn kiệt.
Ảnh minh hoạ
Vậy nên để không phải chịu đau đớn trong bệnh tật ở những năm tháng cuối đời, những người lớn tuổi nên hiểu rằng cần bảo vệ sức khỏe hàng đầu:
Tránh những thói quen khiến cơ thể bị hủy hoại từ từ: Như ông Vương sớm nhận ra sự nguy hiểm của thuốc lá. Kể từ năm 40 tuổi, ông đã từ bỏ thói quen xấu này. Giờ đây, ở tuổi 80, ông là một trong những cụ ông khỏe mạnh và minh mẫn tại viện dưỡng lão. Ông Triệu cũng sớm biết tác hại của bia rượu nên từ bỏ. Bởi vậy, giờ đây, ông không còn đau dạ dày như trước, ăn uống cũng ngon miệng hơn.
Tập thể dục: Ông Trương chọn Thái Cực Quyền, khiêu vũ, để rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. Không chỉ giúp tăng cường sự vận động, ông còn thấy việc này giúp gia tăng sự kết nối với những người bạn cùng sở thích, giúp tuổi già bớt đi sự cô đơn. Người già không nên tập gym như người trẻ.
Ảnh minh hoạ
Khám sức khỏe định kỳ: Mỗi năm chi tiền để khám sức khỏe định kỳ chắc chắn tiết kiệm hơn so với việc khi đổ bệnh mới tìm đến bác sĩ. Viện dưỡng lão của chúng tôi có bà Trần đã ngoài 60 tuổi. Bà cho biết nhớ khám sức khỏe định kỳ nên sớm phát hiện polyp ruột giai đoạn đầu. Ngay sau đó, bà làm phẫu thuật kịp thời nên giờ ăn ngủ tốt. Chính bà thừa nhận, ở tuổi nào cũng vậy, việc phát hiện bệnh sớm luôn tiết kiệm được tiền bạc và thời gian.
Tiền bạc là một trong những yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống của bạn ở những năm tháng cuối đời. Bà Lưu ở tầng 4, dành hết tiền cho con trai mua nhà. Hiện bà sống bằng khoảng lương hưu ít ỏi chỉ với 1.500 NDT (khoảng 5 triệu đồng). Chính bà thừa nhận rằng giờ đây khó có thể mua những thứ mình thích bởi chẳng đủ tiền.
Ngược lại, bà Lý ở tầng 5 sống thoải mái nhờ có sự chuẩn bị với 2 khoản tiền dưới đây:
Tiền chăm sóc sức khỏe: Bà Lý đã mua bảo hiểm với chi phí 20.000 NDT/năm. Ở tuổi 80, lúc phải đi viện, bà được bảo hiểm chi trả viện phí, không cần phải dựa vào con cái.
Tiền chuẩn bị cho những tình huống không báo trước: Hiện nay với khoản lương hưu của mình, bà chỉ sử dụng 50%. Số còn lại, bà gửi tiết kiệm đều đặn hàng tháng. Cụ bà này cho biết không ai biết ngày mai sẽ ra sao. Chính vì thế sự chuẩn bị này sẽ giúp bản thân không rơi vào thế bí khi có sự cố.
Nhìn vào những hoàn cảnh của tất cả các cụ già trong viện dưỡng lão, chúng tôi đều thấy rằng: Ở những năm cuối đời, người già có hạnh phúc hay không phụ thuộc 1 phần vào việc họ có tiền tay hay không. Vậy nên, trước năm 60 tuổi, hãy học kế hoạch chi tiêu của bà Lý để có thể sống những ngày tháng cuối đời an nhàn và hạnh phúc.
Tâm lý ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bà Triệu, 85 tuổi ở tầng 3, luôn vui vẻ với tất cả mọi người. Khi được hỏi về bí quyết, bà chia sẻ rằng hãy bớt so đo và tức giận với mọi người xung quanh. “Nếu chồng tôi thích đi câu cá, tôi sẽ để ông ấy đi. Tôi không gây khó dễ với các con bởi chúng còn có cuộc sống riêng. Tôi không khó tính với bản thân bởi béo hay gầy hơn một chút cũng không sao. Miễn tôi cảm thấy hạnh phúc là đủ”
Ngược lại, nhiều cụ ông, cụ bà trong viện dưỡng lão vẫn còn muộn phiền về việc tại sao con cái không vào thăm thường xuyên. Càng nghĩ, họ càng tức giận và buồn bực.
Với những gì quan sát được, tôi nhận ra: Thái độ tích cực có thể giúp bạn giảm bớt bệnh tật. Vậy nên việc tu dưỡng tâm trí là điều quan trọng trước tuổi 60. Dưới đây là 2 trong nhiều cách để bạn tham khảo:
Tìm kiếm đam mê: Sau khi chuyển vào viện dưỡng lão, bà Triệu vẫn giữ sở thích trồng hoa của mình. Sáng sáng, bà thường ra vườn hỗ trợ những người công nhân phụ trách công việc này. Bà cho biết công việc giúp bản thân quên đi những chuyện không hay, nhằm tránh cảm xúc tiêu cực.
Giao lưu kết bạn với mọi người: Bà Triệu cho biết trước khi chuyển vào viện dưỡng vẫn thường xuyên giữ kết nối với những người bạn cùng tuổi. Đến khi chuyển vào đây, bà cũng tích cực tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm. “Việc kết nối này giúp tôi cảm thấy học hỏi được từ mọi người xung quanh. Bởi mỗi người như 1 cuốn sách. Tôi được tiếp thu kiến thức mỗi ngày thông qua những cuộc trò chuyện từ những người thực sự giỏi”, bà Triệu chia sẻ.
(Theo Sohu)